Bổ sung 5 thực phẩm này vào bữa ăn giúp chống ung thư
Theo Times Now, lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư theo nhiều cách. Nghiên cứu cho thấy rằng, nhiều bệnh ung thư có liên quan đến các hành vi lối sống, bao gồm cả cách ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất.
Lối sống lành mạnh cũng có thể giúp hỗ trợ tích cực cho việc điều trị và phục hồi ngay cả khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh.
Để nâng cao nhận thức về bệnh ung thư cũng như khuyến khích việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị căn bệnh ung thư, chuyên gia dinh dưỡng Shweta Mahadik, tại bệnh viện Fortis, Kalyan, Ấn Độ đưa ra lời khuyên về những thực phẩm nên ăn để đẩy lùi căn bệnh này.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do được gọi là “phân tử không ổn định”. Một số ví dụ về chất chống oxy hóa bao gồm beta-carotene, lycopene, vitamin C, E, A…
Thực phẩm giàu omega-3
Axit béo omega-3 là axit béo không bão hòa đa (PUFAs) có trong các loại hạt như hạt lanh, hạt vừng, hạt bí ngô, hạt hướng dương; cá như cá hồi, cá ngừ và cá trích…
Chúng đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình truyền tín hiệu bên trong tế bào và tham gia vào quá trình phân giải viêm, giúp chống lại tác nhân gây viêm và chống ung thư.
Mướp đắng
Mướp đắng là một loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi trên khắp thế giới. Mướp đắng chứa một số thành phần hoạt tính sinh học như polyphenol, flavonoid và saponin, được cho là có khả năng chống ung thư.
Cám lúa mì
Cám lúa mì có nhiều hợp chất phytochemical tốt cho sức khỏe như phenolics, flavonoid, glucans… đã được chứng minh là có hoạt tính chống ung thư.
Tỏi
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng tiêu thụ thường xuyên tỏi trong chế độ ăn uống giúp sửa chữa DNA, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm viêm, vì tỏi rất giàu allicin và có nhiều đặc tính chống ung thư.
Ngoài tỏi, bông cải xanh, trà xanh, đậu tương, cà chua, cà rốt, bắp cải, hành tây, trái cây họ cam quýt… cũng được cho là giúp ngăn ngừa ung thư.
Dưới đây là một số điều nên tránh
- Tránh thịt sống, cá sống, động vật có vỏ chưa được nấu chín.
- Tránh các thực phẩm tươi sống và đóng gói đã quá hạn sử dụng và hết hạn.
- Tránh thức ăn thừa quá 48 giờ. Điều quan trọng là phải tuân theo các nguyên tắc bảo quản và hâm nóng thức ăn đúng cách nếu bạn định chế biến thức ăn trước thời hạn hoặc để dành thức ăn thừa.
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa và thực phẩm chuyển hóa chất béo như các sản phẩm bánh mì, bánh ngọt, thực phẩm đóng gói, đồ chiên, thịt đỏ, bơ thực vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng và động vật có vỏ vì chúng có nhiều cholesterol.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm như dưa chua, ớt bột, cá khô, tương ớt làm sẵn, tương cà chua, các sản phẩm chế biến sẵn.
- Cắt giảm đồ uống có ga và thực phẩm có chứa thêm đường (như xi rô ngô, đường sucrose, glucose, fructose, maltrose, dextrose, nước ép trái cây cô đặc, mật ong)
- Tránh rượu.
Ngoài chế độ ăn uống, điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phải duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường hoạt động thể chất, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, giữ tinh thần và thể chất luôn vui vẻ, theo Times Now.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...