Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Và làm sao để ngăn ngừa bệnh thủy đậu?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính do virus Varicella gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm ngoài da, rất dễ bị nhiễm trùng ở nơi mọc mụn nước, thường xảy đến với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Nhiều người thắc mắc không biết triệu chứng của bệnh thủy đậu như thế nào? Bị thủy đậu có ngứa không? Bị thủy đậu nên ăn gì? Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Hay bị thủy đậu có ra ngoài được không?,...
Triệu chứng của thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm qua nhiều con đường, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để ngăn ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả, cần phải có kiến thức tốt về căn bệnh này. Thủy đậu có 4 giai đoạn hình thành và phát triển bệnh, mỗi giai đoạn có các dấu hiệu nhận biết khác nhau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 - 20 ngày. Đây là giai đoạn mới nhiễm virus bệnh nên khó để có thể nhận biết.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phát bệnh
Ở giai đoạn này cơ thể bệnh nhân đã bắt đầu xuất hiện những nốt phát ban nhỏ màu đỏ, kèm theo sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.
Giai đoạn 3: Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn này các nốt mụn phát ban xuất hiện nhiều nốt phỏng nước gây ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. Những nốt mụn nước xuất hiện dày đặc trên cơ thể, mọc kín toàn thân bệnh nhân, thậm chí trong niêm mạc cũng xuất hiện các nốt mụn nước này khiến cho người bệnh khó ăn uống. Bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ bị sốt cao hơn, đau đầu, mỏi cơ, chán ăn và buồn nôn.
Giai đoạn 4: Giai đoạn hồi phục
Khoảng từ sau 10 ngày, các mụn nước bắt đầu vỡ ra, chỗ đầu nốt phát ban khô lại đóng thành vảy rồi bong ra, da dần hồi phục trở lại.
Bị thủy đậu có ngứa không?
Thủy đậu mọc quá nhiều trong giai đoạn phát bệnh và bong tróc nốt phát ban khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nếu bệnh nhân gãi, sờ và chà xát vào những nốt mụn ấy sẽ khiến cho cảm giác ngứa ngáy gia tăng. Vậy trong trường hợp bị thủy đậu ngứa quá phải làm sao?
- Không gãi lên những nốt mụn nước.
- Chườm lạnh, kháng khuẩn để giảm ngứa.
- Mặc trang phục rộng rãi, tránh tiếp xúc, cọ xát nhiều với mụn nước.
- Dùng thuốc giảm ngứa.
- Tắm với nước yến mạch ấm để hồi phục tổn thương tế bào da.
Người bị thủy đậu có được gội đầu không?
Thủy đậu trong một thời gian ngắn sẽ phát bệnh, lây lan ra toàn thân bao gồm cả vùng da đầu của người bệnh, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức và khó khăn trong quá trình vệ sinh da đầu.
Theo quan niệm ngày xưa, người ta cho rằng bị thủy đậu nên kiêng nước. Trên thực tế, điều này hoàn toàn chưa được chứng thực. Hơn nữa, thường thì bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện nhiều nhất là vào mùa nóng, khi đó tuyến mồ hôi, bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường. Do đó, rất dễ khiến cho vùng da bị thủy đậu bị nhiễm trùng nếu không được làm sạch. Người bệnh kiêng nước, không tắm, không gội đầu sẽ rất khó chịu, mùi hôi người cộng với mùi mụn nước, chưa kể chất nhờn tiết ra sẽ kết dính lại càng làm cho bệnh nặng thêm.
Da đầu là nơi tiết bã nhờn rất nhiều, đó cũng là vùng da rất nhạy cảm, nếu không được làm sạch sẽ rất ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy người bệnh nên gội đầu trong quá trình phát bệnh, để làm sạch và tránh nhiễm trùng vết thương trên da.
Bị thủy đậu rồi có bị lại không?
Rất nhiều người dù là đã bị thủy đậu hoặc chưa bị thủy đậu bao giờ đều có một nỗi lo lắng chung về căn bệnh này: “Người bị thủy đậu rồi có bị lại không?”.
Qua nhiều nghiên cứu và khẳng định từ các chuyên gia và các bác sĩ, tin vui cho những người đã từng bị bệnh thủy đậu, xác suất mắc bệnh thủy đậu chỉ xảy đến duy nhất một lần trong cuộc đời. Đồng nghĩa với việc người bị mắc bệnh sẽ không có nguy cơ bị thủy đậu lần hai. Những người bị bệnh thủy đậu rồi sẽ miễn dịch với loại bệnh này cho đến suốt đời.
Tuy nhiên, vẫn có người có nguy cơ bị thủy đậu lần hai trong một số trường hợp dưới đây:
- Từng bị thủy đậu lần đầu khi dưới 6 tháng tuổi.
- Lần đầu bị thủy đậu không quá nặng.
- Hệ miễn dịch yếu.
Người bị thủy đậu có được ra ngoài không?
Các chuyên gia khuyên rằng, trong thời kỳ phát bệnh thì bệnh nhân không nên đi ra ngoài. Vì lúc này, sức khỏe và sức đề kháng của người bệnh còn rất yếu. Hơn nữa đi ra ngoài thì khả năng lây nhiễm cho người khác là rất cao, chỉ nên đi ra ngoài khi bệnh đã thuyên giảm.
Người bị thủy đậu nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng đối với người bị bệnh thủy đậu. Nên ăn gì để tăng sức đề kháng khi mắc bệnh? Dưới đây là các món ăn người bị thủy đậu nên ăn:
- Ăn nhiều rau xanh kèm với hoa quả tươi. Vitamin C có trong rau xanh và hoa quả giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người bệnh.
- Các loại cháo: cháo đậu đỏ - ý dĩ, cháo đậu - thịt heo,... giúp giải độc, bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh.
- Uống nhiều nước lọc, trà thảo mộc, đặc biệt là nước cam thảo, có tính mát giúp giảm sốt và giảm sưng tấy cho người bệnh.
Vậy là bài viết trên đã giải đáp được mọi lo lắng và thắc mắc bị thủy đậu rồi có bị lại không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh thủy đậu để có cách phòng ngừa với căn bệnh lây nhiễm này.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....