Bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Khi mang thai, các hormon thai kỳ tiết ra nhiều, đặc biệt là progesterone gây cản trở hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, cụ thể làm nhu động đường ruột kém co bóp hơn, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài trở nên khó khăn.
Theo đó, bà bầu dễ bị táo bón do nhiều yếu tố khác nhau như: nội tiết tố thay đổi, tình trạng ốm nghén khiến lượng nước mất đi nhiều hơn trong thai kỳ, cảm xúc thay đổi thất thường, tử cung tăng kích thước gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng, lười vận động, chế độ ăn uống chưa hợp lý, dinh dưỡng thiếu chất xơ, uống viên sắt và canxi bổ sung,…
Vậy bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Táo bón khiến mẹ bầu cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, căng tức vùng bụng và dẫn đến chán ăn. Về lâu về dài sẽ khiến tinh thần mẹ bầu trở nên mệt mỏi, lo lắng, thậm chí là suy nhược cơ thể, làm gián đoạn quá trình vận chuyển dinh dưỡng nuôi thai nhi. Bên cạnh đó, khi bị táo bón, phân không được thải ra ngoài, dẫn đến tình trạng các chất độc trong phân như phenol, amoniac, indol… có trong chất thải có thể bị hấp thụ ngược lại cơ thể và truyền sang thai nhi làm cho thai nhi bị nhiễm độc, ảnh hưởng tới sự phát triển sau này, thai nhi dễ bị còi xương, phát triển chậm.
Ngoài ra, khi bị táo bón, mẹ bầu thường phải cố dặn để đưa chất thải ra ngoài. Điều này sẽ khiến tử cung của thai phụ bị co bóp mạnh, đe dọa trực tiếp đến an toàn của thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai. Đồng thời, táo bón cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng,... ở bà bầu.
Phòng và trị táo bón khi mang thai
Khi bị táo bón trong thai kỳ, mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày, vào khoảng từ 8 - 10 cốc nước (tương đương khoảng 2 lít nước) để quá trình hấp thụ chất xơ vào cơ thể dễ dàng và phòng bệnh táo bón.
Cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ hàng ngày với hàm lượng là 25 – 28 g/ngày từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như: chuối, cà rốt, cam, chanh, cây họ đậu, đu đủ, khoai lang,… Đồng thời, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, thức uống có cồn,… vì chúng khiến chứng táo bón thêm nặng.
Tăng cường vận động như đi lại, tập yoga, chạy bộ nhẹ nhàng để giảm bớt tình trạng táo bón khi mang thai. Khi có dấu hiệu đi vệ sinh, mẹ không nên nhịn hay đi vội vàng. Nhịn đi vệ sinh khiến phân bị ứ lại trong ruột, nước bị hấp thu trở lại càng khiến phân khô cứng hơn, tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc làm mềm phân hay dung dịch thụt tháo khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi có một số loại thuốc có thể chứa chất gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm nhiều sắt và canxi hơn là uống viên sắt, canxi. Bên cạnh đó, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.