Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có các triệu chứng giống cúm như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trong đó có chế độ ăn lỏng cho giai đoạn đầu khi người bệnh bị sốt cao, chế độ ăn nhẹ cho người bệnh khi cơn sốt giảm và người bệnh dần hồi phục, chế độ ăn uống bình thường trong thời gian hồi phục.
Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, đau người, nhức đầu, sốt cao, không cảm thấy muốn ăn bất cứ thứ gì. Họ còn thường thầy buồn nôn, nôn và cực kỳ suy nhược. Lúc này chế độ ăn lỏng, mềm cần được ưu tiên.
Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước (đặc biệt là nước dừa) do khi bị sốt, cơ thể mất nước, cần uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi. Họ cũng cần uống nước lọc hoặc nước oresol nhiều lần trong ngày giúp bù điện giải quan trọng, đồng thời lưu ý theo dõi nước tiểu màu trong hay không để bù nước kịp thời.
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi, kiwi, dâu tây, xoài có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể khi hồi phục sau khi mắc bệnh.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột. Một ngụm trà thảo mộc giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa cũng sẽ giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, làm dịu các triệu chứng của sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết phải thực hiện chế độ ăn giàu protein. Một bữa ăn nhiều protein chất lượng tốt (nạc) sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, những lời khuyên không nên ăn đồ tanh như cá, trứng hay thịt gà là không có cơ sở.
Tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ trong thời gian bị sốt xuất huyết. Người bệnh nên ăn thức ăn chần hoặc luộc trong thời gian phục hồi; không nên ăn các loại đồ ăn vặt, chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ nướng.
Một ngụm trà thảo mộc cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng của sốt xuất huyết. Trà thảo mộc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng giống như cảm cúm như đau họng và sốt. Một loại trà dễ kiếm và phổ biến nhất là trà gừng. Loại trà này rất giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà mật ong chanh, trà bạc hà mật ong.
Lá đu đủ được cho là cực kỳ hiệu quả để tăng cường bạch cầu và số lượng tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết. Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà tốt nhất.
Bạn nên dùng chiết xuất đu đủ ở dạng nước ép hoặc nghiền nát một vài lá đu đủ và nó được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc kích hoạt số lượng tiểu cầu làm giảm trong thời gian bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nó có mùi và vị khó chịu.
Tăng sức đề kháng mùa đông: 5 thực phẩm 'kết hợp' hoàn hảo với sữa
Bạn muốn tăng sức đề kháng trong mùa đông và hãy thử kết hợp sữa với 5 "gia vị" tuyệt...
12 loại cá giàu protein: 'Siêu thực phẩm' tăng cơ bắp và sức khỏe
Cá ngừ, cá hồi, cá mú, cá trắng…. là những loại cá giàu protein bạn nên bổ sung vào chế...
8 loại hạt và trái cây khô giúp ổn định lượng đường trong máu
Các loại hạt không chỉ là món ăn vặt lành mạnh mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu,...
Trà gừng cam thảo: 'Lá Chắn' bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí?
Uống trà gừng cam thảo là một trong những biện pháp bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm...