Bí quyết điều trị và giảm đau khớp ngón chân hiệu quả
Nội dung bài viết
Đau khớp ngón chân bệnh gì?
Các khớp ngón chân là vị trí đặc biệt của cơ thể con người. Đây là nơi mà các tinh thể muối urat dễ lắng đọng, kết tủa nhất. Chính vì vậy dễ gây nên các cơn đau nhói ở chân, nhất là về ban đêm.
Hiện tượng đau khớp ngón chân là hiện tượng khá phổ biến vì chiếm tỉ lệ đến 80% trong số các hiện tượng mà bệnh nhân gút thường gặp phải sau khi phát hiện ra bệnh.
Bên cạnh đó, dấu hiệu đau khớp ngón chân còn thể hiện nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao nên khá nguy hiểm. Các bệnh như viêm đa khớp cũng là nguyên nhân chính gây ra đau khớp ngón chân, đau khớp ngón chân cái hay tình trạng sưng đau khớp ngón chân cái.
Căn bệnh này khiến các khớp ngón chân sưng nóng đỏ và đi kèm theo là các cơn đau. Đa số bệnh xuất hiện ở người trên 60 tuổi trở lên.
Những tình trạng đau khớp ngón chân thường gặp
1. Đau khớp ngón chân cái
Ngón chân cái bị sưng nhức nhiều khi là do bị va vấp, bị chấn thương trong quá trình lao động sản xuất, trong sinh hoạt hay gây ra bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Bên cạnh đó ngón chân cái bị sưng nhức cũng có thể hình thành là do các bệnh về xương khớp như viêm khớp cổ chân, thoái hóa đốt ngón chân, bệnh gout… Trong đó nguyên nhân chủ yếu gây sưng nhức ở ngón chân cái được chỉ ra là bệnh gout.
2. Đau khớp ngón chân giữa
Đau ngón chân giữa là triệu chứng đau khá phổ biến hiện nay vì bàn chân chúng ta là bộ phận có nhiều nguy cơ bị dính các chấn thương từ các hoạt động hàng ngày nhất.
Một số loại bệnh đau ngón chân sẽ kéo theo các biến chứng như tê liệt, rát hoặc các triệu chứng đau khác. Đau khớp ngón chân giữa cũng có thể xuất hiện do những bất thường nào đó của cơ thể hoặc bị tổn thương ở khu vực, cấu trúc nào đó ở ngón chân mà cụ thể là da, dân thần kinh, xương, mạch máu hay các mô mềm.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ngón chân giữa thường là do bệnh gout, cơ thể bị chấn thương, thoái hóa khớp ngón chân, viêm khớp ngón chân dạng thấp, hoặc cũng có thể do thói quen vận động xấu và không phù hợp với thể trạng nên gây tổn thương khớp ngón chân.
3. Đau khớp ngón chân trỏ
Ngoài vị trí ngón cái và ngón giữa thì ngón chân trỏ của người bệnh cũng là nơi dễ bị những cơn đau khớp hành hạ. Khi phát hiện tự nhiên đau khớp ngón chân trỏ, bạn nên tìm đến những chuyên khoa về cơ xương khớp để điều trị.
Bệnh càng được can thiệp sớm thì khả năng phục hồi vùng cơ thể quan trọng này càng cao, đồng thời cũng tránh được những biến chứng khác mà bệnh có thể gây ra cho sức khỏe. Tùy vào từng trường hợp của bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau cho từng bệnh nhân.
Nếu cơn đau khớp ngón chân trỏ bắt nguồn từ bệnh gout thì bạn nên sử dụng các loại thuốc có thể làm giảm hàm lượng axit uric đi. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để hỗ trợ điều trị.
Nguyên nhân đau khớp ngón chân
Đau khớp ngón chân là một bệnh liên quan mật thiết đến vùng khớp. Những triệu chứng bệnh có thể xảy ra với đủ mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà cụ thể là:
1. Do bệnh gout
Do acid uric trong máu tích tụ tại các khớp sẽ gây ra các chứng đau nhức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gout rất dễ chuyển sang giai đoạn viêm khớp và gây nên biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh.
Thực tế cho thấy có đến 90% trường hợp bệnh nhân bị đau khớp ngón chân, đặc biệt là khớp ngón chân cái đều bị bệnh gout (Đông y gọi bằng tên gọi khác là thống phong). Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm khớp ngón chân, dẫn đến gây đau nhức dữ dội ở chân.
2. Do bị chấn thương
Khi bất ngờ gặp phải các chấn thương do tai nạn, khớp và các phần mềm quanh khớp như: dây chằng, đĩa sụn, gân, cơ cũng sẽ kéo theo những tổn thương khác ở chân gây viêm và gây đau nhức, đặc biệt là vùng khớp.
3. Do thói quen vận động
Lao động quá nặng nhọc làm tăng áp lực, sức nặng lên bàn chân, ngón chân hay ngược lại cũng như việc vận động quá mức vì tập luyện thể thao cũng đều là những nguyên nhân khiến cơ bắp xung quanh khớp yếu.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khớp chân lỏng lẻo dần, gây nên tình trạng viêm và đau nhức các khớp, trong đó có đau khớp ngón chân.
4. Thoái hoá khớp ngón chân
Thoái hoá khớp ngón chân chỉ phổ biến ở những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ. Dù không gây hại đến tính mạng nhưng thoái hóa khớp, đau khớp ngón chân có thể gây ra những cơn đau dữ dội.
Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Đáng buồn nhất là người bệnh chỉ có thể sống chung với bệnh một thời gian dài mà không thể trị khỏi hoàn toàn.
5. Do viêm khớp ngón chân dạng thấp
Đau khớp ngón chân do viêm khớp ngón chân dạng thấp cũng rất phổ biến vì thường gặp ở nhiều người. Nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại hậu quả xấu cho người bệnh.
Ngoài cảm giác đau mà bất kỳ ai bị đau khớp ngón chân đều gặp thì bệnh nhân còn phải chịu cảnh ngón chân bị sưng và cứng, có khi cả hai dấu hiệu đều xuất hiện khiến cơ thể mệt mỏi.
Bệnh viêm khớp ngón chân dạng thấp có tính đối xứng, nghĩa là sẽ xảy ra đồng thời hai khớp tương đương nhau ở cùng một vị trí của phía bên còn lại. Cụ thể là cùng đau ở ngón chân cái hoặc hai ngón tay cái.
So với viêm khớp thoái hóa thì viêm khớp dạng thấp phát triển đột ngột hơn. Điều khiến nhiều người gặp khó khăn trong quá trình điều trị là bệnh có lúc hiện lúc mất. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với nam giới.
6. Do viêm khớp ngón chân do virus
Bệnh viêm đau khớp ngón chân cũng có thể do virus, vi khuẩn gây ra. Điều đáng mừng là dù bệnh có thể gây đau khớp ngón chân nhưng sẽ được điều trị nhanh chóng sau thời gian ngắn vài tuần hoặc vài tháng.
Cách trị đau khớp ngón chân
Bệnh đau khớp ngón chân, nhất là ở vùng ngón chân cái có thể được chữa khỏi bằng những bài thuốc dân gian phổ biến bằng lá tía tô, dây đau xương đã được y học hiện đại công nhận là an toàn.
Ngoài ra, những những cách sau cũng giúp giảm, chữa đau hiệu quả:
Chườm đá lạnh lên vùng khớp ngón chân bị đau.
Ngâm chân với nước nóng pha với muối.
Thường xuyên massage đầu ngón chân cái.
Dùng giấm táo thoa lên chỗ đau kết hợp massage.
Khi có những dấu hiệu bất kỳ nghi ngờ là đau khớp ngón chân, bạn nên tìm đến những chuyên khoa về cơ và xương khớp để điều trị. Tuyệt đối không được tự chữa bệnh tại nhà hoặc để lâu, lờ đi mà không điều trị.
Bệnh đau khớp ngón chân càng được điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn càng cao. Một số cách điều trị cũng như cách giảm đau khớp ngón chân thường được bác sĩ áp dụng là:
Nếu đau khớp ngón chân cái là do gout gây ra, bạn có thể sử dụng những loại thuốc có tác dụng giảm sinh tổng hợp hoặc có thể chọn thuốc allopurinol, uricozym, thuốc bài tiết acid uric như benziodoron,… Vì đây đều là dược liệu giúp làm tan acid uric trong máu.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, kháng viêm đi kèm để tăng hiệu quả điều trị. Các loại: colchicine, indomethacin, phenylbutazone,… sẽ thường được sử dụng nhất.
Điều cần lưu ý là việc dùng những loại thuốc này bắt buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh cũng như gây nên tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến những cơ quan quan trọng khác như thận, tim, gan….
Dù đau khớp ngón chân không phải chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh sẽ gây ra những hậu quả lâu dài và khó lường, gây bất tiện trong sinh hoạt nên.
Chính vì vậy, mọi người cần tìm hiểu đầy đủ những thông tin về đau khớp ngón chân. Từ đó giúp bạn và người thân chủ động phòng ngừa cũng như điều trị dứt điểm chứng đau khớp ngón chân nếu không may mắc phải.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....