Bệnh tay chân miệng có tái nhiễm?
Trả lời:
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và 9-11. Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước đã có 5.554 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Về câu hỏi, sốt trong tay chân miệng và sốt trong sốt xuất huyết có khác nhau không?, TS.BS Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đều có nguyên nhân gây bệnh là do virus. Sốt trong sốt xuất huyết thông thường biểu hiện sốt cao liên tục phần lớn trong 3 ngày đầu kèm đau mỏi người, đau cơ.
Sốt ở tay chân miệng có thể sốt nhẹ, khi có sốt cao kèm các nốt phỏng vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân... kèm theo các dấu hiệu thần kinh như rung giật cơ, kích thích vật vã... rất dễ có biến chứng nặng.
Để phân biệt sơ bộ 2 bệnh này ta có thể dựa vào yếu tố tiếp xúc bệnh, môi trường xung quanh đang xuất hiện bệnh gì.
Ngoài ra có thể căn cứ vào triệu chứng của bệnh như các nốt phỏng trong bệnh tay chân miệng; sốt cao kèm đau mỏi người, đau cơ trong sốt xuất huyết.
Còn bệnh tay chân miệng có tái nhiễm với trẻ đã mắc không, BS Nguyễn Thành Nam cho biết, virus gây bệnh tay chân miệng có nhiều chủng khác nhau, do vậy khi trẻ đã mắc vẫn có nguy cơ tái nhiễm khi tiếp xúc với chủng virus khác. Do tính chất bệnh hay gây thành dịch, hay xuất hiện trong cộng đồng đông trẻ em. Do vậy, những trẻ có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng... là những cháu bé có nguy cơ tăng nặng bệnh khi nhiễm virus.
Cũng theo BS Nam, để phát hiện bệnh tay chân miệng cha mẹ cần chú ý: vấn đề tiếp xúc nguồn bệnh, các triệu chứng nốt phỏng vùng lòng bàn tay, chân, trẻ có thể kích thích, quấy khóc, ăn kém do các nốt viêm loét trong miệng gây đau.
Khi phát hiện con có triệu chứng của bệnh tay chân miệng, cần cho con nghỉ học, tránh tiếp xúc với các trẻ khác trong gia đình, hàng xóm. Theo dõi các triệu chứng tiến triển của bệnh, đặc biệt các dấu hiệu sốt cao, nôn nhiều, rung giật cơ, thậm chí co giật... để có thể đi khám kịp thời. Khi có các dấu hiệu bất thường gia đình nên gọi điện tham vấn các đơn vị điều trị bệnh trẻ em hoặc cho con đi khám ngay.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....