Bệnh đau mắt hột: Dễ nhiễm, dễ chữa nhưng sai cách dễ có nguy cơ mù lòa
Bệnh đau mắt hột rất phổ biến ở Việt Nam nhiều năm về trước. Bệnh này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc như thị lực kém, mù loà, dị tật về mắt.
Tuy ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh đau mắt hột đã giảm nhưng nguy cơ mắc phải bệnh này vẫn luôn thường trực, nhất là vào mùa hè. Chính vì vậy chúng ta vẫn cần phải cảnh giác với bệnh đau mắt hột và có cách phòng ngừa tốt, hoặc chữa trị đúng cách khi mắc phải.
Dưới đây là những điều về bệnh đau mắt hột mà tất cả mọi người nên biết.
Bệnh đau mắt hột là gì?
Bệnh đau mắt hột là một dạng bị nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis. Đây là một vi khuẩn khá đặc biệt khi nó tương tự như siêu vi trùng và không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống.
Bệnh đau mắt hột rất dễ lây lan, đường lây của bệnh đau mắt hột thường thông qua con đường tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể được truyền qua bằng cách dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh như khăn mặt.
Bệnh đau mắt hột lúc đầu có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt có thể bị sưng và tiết gỉ xanh dạng mủ. Biến chứng của bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù loà.
Triệu chứng bệnh đau mắt hột
Các biểu hiện bệnh đau mắt hột thường gặp bao gồm:
+ Lúc đầu thấy mắt bị ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt
+ Sau đó mắt sẽ chảy dịch có chứa chất nhầy hoặc mủ thường có màu xanh, dính bết.
+ Mí mắt sưng, đỏ, gây cộm khó chịu
+ Nhạy cảm ánh sáng, hay có cảm giác bị chói mắt khi ra ngoài trời
+ Cảm giác đau nhức mắt
+ Khi sẹo hóa tiến triển, mí mắt trên có thể xuất hiện một đường dày.
+ Mô tuyến bôi trơn cho mí mắt, bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng khô mắt cực độ.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột là gì?
+ Do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
+ Do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đau mắt hột chẳng hạn như dùng tay chạm vào vùng mắt người bệnh rồi lại dụi lên mắt của mình làm vi khuẩn lây lan.
+ Do dùng chung khăn mặt với người bị bệnh đau mắt hột.
+ Do sử dụng cùng nguồn nước sinh hoạt với người đau mắt hột.
+ Do dùng chung vật dụng với người đau mắt hột như thau chậu, kính đeo mắt, dùng chung thuốc nhỏ mắt…
+ Do nguồn nước bị ô nhiễm và không vệ sinh mắt sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn về mắt.
+ Do sống trong các khu vực kiểm soát ruồi kém có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Hậu quả của bệnh đau mắt hột
+ Khi bị bệnh đau mắt hột, những hột đã hình thành sẽ để lại sẹo trên kết mạc hoặc ở vùng rìa giác mạc.
+ Khi bị đau mắt hột, phản ứng mạch máu thường phát triển qua vùng rìa và xâm lấn vào giác mạc, có thể che lấp giác mạc và tạo thành màng khói hoặc sẹo đục làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.
+ Viêm kết mạc phối hợp.
+ Xuất hiện lông quặm, gây cảm giác khó chịu, kích thích mắt, đau mỏi mắt, chảy nước mắt sống.
+ Viêm giác mạc, loét giác mạc, khô mắt.
+ Kích thích màng máu ở kết mạc gây nên bệnh mộng thịt (mây thịt) tái đi tái lại nhiều lần. Điều này sẽ làm người bệnh cảm thấy bị phiền toái, tốn kém chi phí phẫu thuật gỡ mây thịt.
Phòng tránh bệnh đau mắt hột như thế nào?
+ Luôn vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
+ Tập thói quen không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
+ Tiêu diệt ruồi muỗi
+ Sử dụng nguồn nước sạch
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn
+ Không tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt hột
+ Tập thói quen dùng kính râm và khẩu trang khi đi ra ngoài giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và nắng, gió
+ Nếu đã bị bệnh đau mắt hột, sau khi điều trị khỏi hãy vứt bỏ những vật dụng cũ như thau chậu, khăn mặt, khăn tay. Vệ sinh lại kính mắt, bồn rửa mặt.
+ Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A và các vitamin khác để bồi bổ cho mắt, giúp mắt tăng cường sức đề kháng.
Điều trị bệnh đau mắt hột tại nhà như thế nào?
Đau mắt hột nếu chưa ở thể nặng thì bạn vẫn có thể tự điều trị ở nhà bằng cách:
+ Dùng bông sạch, rồi làm ướt mắt để mủ mắt bong ra, sau đó dùng nước muối sinh lý để sạch.
+ Hãy tra thuốc nước, loại chuyên dùng cho mắt bị viêm để làm sạch sâu bên trong, sau đó dùng bông sạch thấm khô rồi tiếp tục tra thuốc mỡ kháng sinh có chứa Tetracyclin vào mắt ,mỗi ngày 4 - 6 lần.
+ Kết hợp uống thuốc kháng sinh để phát huy tác dụng toàn thân như Tetracyclin, hoặc thuốc kháng sinh Erythromycin, Azithromycin. Lưu ý, việc uống thuốc này cũng cần theo đơn của bác sỹ.
+ Hạn chế đi ra ngoài, nếu ra ngoài thì nên đeo kính râm để tránh bị chói mắt và bụi bẩn làm tình trạng viêm đau nặng hơn.
Cách chữa bệnh đau mắt hột bằng các bài thuốc dân gian
Chữa bệnh đau mắt hột bằng bài thuốc xuyên khung trà điều tán
Nguyên liệu: Khương hoạt 4g, cam thảo 4g, tế tân 4g, xuyên khung 16g, kinh giới 16g, bạch chỉ 16g, phòng phong 16g, bạc hà 32g.
Cách dùng: Đem tất cả các vị trên tán nhỏ thành bột. Sau khi ăn, dùng 15g đem pha với nước để uống. Uống ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng bài thuốc sài hồ tán
Nguyên liệu: Cam thảo 4g, cát cánh 10g, khương hoạt 10g, kinh giới 100g, sài hồ 12g, xích thược 12g, phòng phong 12g, sinh địa hoàng 16g.
Cách dùng: Đem các vị trên để sao giòn rồi tán mịn thành bột tinh dùng để uống. Mỗi lần uống 15g với liều lượng 3 lần/ngày.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng bông cúc
Nguyên liệu: Hạt thảo quyết minh (hạt muồng); bông cúc vàng (cam cúc); quả bạch tật lê 10g
Cách dùng: Đem hạt quả thảo quyết minh sao vàng, sau đó đem đi nấu với nước cùng với 1 nắm bông cúc, và quả bạch tật lê. Chắt lấy nước uống hàng ngày như nước chè.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng bài thuốc Sơ phong tán
Nguyên liệu: Xích thược 2g, phòng phong 2g, hoàng liên 2g, nguyên hoa tiêu 4g, quy vĩ 4g, khương hoạt 2g, ngũ bội tử 2g, kinh giới 8g.
Cách dùng: Đem các vị trên sắc cùng 1000ml nước cho đến khi chỉ còn lại 300ml thì chắt ra dùng để rửa mắt hàng ngày.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng lá cây sống đời
Nguyên liệu: Lá sống đời còn tươi
Cách dùng: Đem lá sống đời rửa sạch, ngâm qua nước muối để sát khuẩn, sau đó giã nhỏ. Dùng một cái gạc bông đã tiệt trùng đặt lên mắt sau đó đổ nước vừa chắt được từ lá cây sống đời lên gạc rồi nịt chặt lại để một lúc thì rửa sạch lại với nước muối sinh lý. Sử dụng mỗi tối cho đến khi khỏi đau mắt đỏ.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng quả bạch tật lê
Nguyên liệu: Quả bạch tật lê
Cách dùng: Đem quả bạch tật lê đun sôi với nước, sau đó đổ ra cốc rồi ghé mắt vào cốc với khoảng cách vừa đủ để hơi nước bốc lên mà không làm bỏng mắt để xông, giúp giảm tình trạng đau sưng mắt.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng cà gai
Nguyên liệu: Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g.
Cách dùng: Đem tất cả các nguyên liệu nấu lấy nước để uống hàng ngày.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng củ sả
Nguyên liệu: 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh.
Cách dùng: Đậu xanh đem giã nát rồi sắc cùng các vị ở trên. Dùng nước sắc đó để uống hàng ngày.
Chữa bệnh đau mắt hột bằng cây cỏ tranh
Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g).
Cách dùng: Đem các nguyên liệu rửa sạch, ngâm qua nước muối để sát trùng sau đó đổ ngập nước để sắc cho đến khi cô lại chỉ còn 2 chén. Dùng nước đó chia làm 2 lần để uống trong ngày. Kiên trì uống cho đến khi khỏi bệnh.
Bệnh đau mắt hột rất dễ bị nhiễm và dễ lây lan thành dịch, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù loà, hoặc giảm thị lực, hoặc bị tật về mắt gây mất thẩm mỹ.
Khi bị đau mắt hột bạn nên có ý thức bảo vệ những người xung quanh, tránh để lây lan ra môi trường. Nếu ở thể nhẹ có thể tự điều trị ở nhà, nhưng nếu ở giai đoạn nặng thì phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....