Bé trai 6 tuổi lủng ruột khi chơi bộ xếp hình nam châm
Ngày 24/2, êkip bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM phẫu thuật xử lý gắp ra ngoài 3 viên bi nam châm trong bao tử và ruột non cứu bé N.H.L. (6 tuổi, ở Tiền Giang).
Trước đó, bé L. được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM trong tình trạng bụng đau, trương to do nuốt bi nam châm bằng sắt vào bụng đã 6 ngày. Kết quả chụp X-quang nhận thấy 1 viên bi ở dạ dày, 2 viên còn lại nằm tại ruột non của bé. Cả 3 viên bi nam châm hít vào nhau khiến dạ dày và ruột non dính chặt, đang bắt đầu hoại tử.
Ngay lập tức, ThS.BS Đào Trung Hiếu – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cùng các bác sĩ đã phẫu thuật, xử lý gắp viên bi ra cho bé, thám sát phát hiện 3 viên bi này bắt đầu rỉ sét, gây thủng dạ dày, ruột non, ứ dịch, nhiễm trùn,… Sau khi loại bỏ các viên bi, ê-kíp mổ đã khâu lại các vết thủng, vệ sinh vùng tổn thương cho bé, may mắn phúc mạc không bị ảnh hưởng.
Hiện sức khỏe bé L. đang dần hồi phục, được theo dõi tổn thương, tiếp xúc tốt.
Theo chị Ngô Thị Thanh Lịch (34 tuổi, mẹ bé L.), 12/2, bé L. thấy bạn chơi mô hình lắp ráp bằng viên bi nam châm nên nói cha mua cho chơi. Do bé có thói quen ngậm đồ chơi nên chị Lịch thường quan sát và nhắc nhở mỗi khi bé ngậm bi. Ngày hôm sau, bé L. than đau bụng, nôn ói, nên chị nghi ngờ bé đã nuốt bi. Tuy nhiên, bé sợ không dám nói.
Chị Lịch nhớ lại: "Rà soát lại các thực phẩm cho bé ăn, tôi chắc chắn con trai không bị trúng thực,bé cũng không bị bệnh vặt. Lần này, bé đau bụng liên tục, thở hắt, mệt mỏi nên tôi dỗ dành thì bé nói lúc chơi viên bi nam châm. Bé kể đã ngậm 3 viên trong miệng rồi xem tivi, trong lúc xem, bé giật mình rồi nuốt bi sắt vào bụng.
Tôi vội vàng đưa bé đến bệnh viện ở gần nhà nhờ bác sĩ lấy ra. Tại đây, bác sĩ chụp X-quang thấy 3 viên trong bụng bé L. nên cho thuốc tháo phân để tống viên bi ra ngoài. Nhưng suốt 6 ngày, bé đi ngoài liên tục mà viên bi vẫn không ra ngoài được. Chụp X-quang lại, bác sĩ chỉ thấy vị trí 3 viên bi có xê dịch nhưng không nhiều và có dấu hiệu dính chặt nên khuyên tôi đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu”, chị Lịch nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cảnh tỉnh Bệnh viện rất hay gặp trẻ nhập viện cấp cứu do hóc đồ chơi. Nguyên nhân do trẻ tháo rời mảnh ghép, đồ chơi bị vỡ thành miếng nhỏ hoặc độ tuổi của bé không phù hợp với đồ chơi. Như bé L. chỉ mới 6 tuổi, nhưng bi sắt nam châm được khuyến cáo chỉ dành cho trẻ 7 tuổi trở lên.
Ngoài ra, phụ huynh nên lưu ý, nếu con nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi, hay chơi những vật nhỏ phải quan sát kỹ. Khi bé có dấu hiệu đau bụng, sốt, than mệt sau khi chơi đồ chơi, người lớn không nên la mắng mà tìm cách hỏi bé, hoặc đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kịp thời phát hiện và xử lý.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.