Bé trai 3 tuổi nuốt phải gói hút ẩm, bà ngoại sơ cứu 60 giây cứu sống cháu ngoạn mục
Trẻ nhỏ vốn hiếu động, từ độ tuổi 2-3, nhiều phụ huynh phải đau đầu vì những trò nghịch ngợm của con, nhiều đứa trẻ sẵn sàng bỏ vào miệng bất cứ thứ gì chúng nhìn thấy, khiến nhiều tai nạn bất đắc dĩ xảy ra. Người lớn lúc này nên tự trang bị cho mình những kinh nghiệm xử lý tình huống tai nạn, nhằm giảm thiểu hậu quả để lại cho con em mình.
Câu chuyện về một người bà 70 tuổi đã tự cứu cháu trai nhờ những kiến thức học được từ mạng xã hội, nhanh chóng lan truyền trên các nền tảng xã hội ở Trung Quốc, một lần nữa cho thấy việc học kỹ năng sơ cứu tai nạn là điều vô cùng cần thiết với các phụ huynh.
Bà ngoại nhanh trí sơ cứu cho cháu trong 60 giây
Theo Sohu, bé trai Hạo Hạo 3 tuổi được mẹ là Tiểu Trân gửi bà ngoại trông giúp để có thời gian ra ngoài làm việc. Bà ngoại Hạo Hạo năm nay đã 70 tuổi, là người sạch sẽ cẩn thận, có nhiều kinh nghiệm chăm con cháu nên Tiểu Trân hoàn toàn tin tưởng mẹ. Cô gửi con cho bà ngoại đi làm xa, cả tháng trời mới về thăm con một lần, nhìn con trai lớn khôn, sạch sẽ, bụ bẫm, Tiểu Trân càng thêm tin sự lựa chọn của mình là chính xác.
Cho đến một ngày, Tiểu Trân nhận được điện thoại của mẹ thông báo con trai đang nhập viện khiến cô nhanh chóng bỏ dở công việc đang làm, về ngay bệnh viện tỉnh thăm con. Tại đây, người phụ nữ 34 tuổi òa khóc vì sức khỏe của con trai đã ổn định, cảm ơn mẹ vì đã nhanh trí trong 60 giây sơ cứu cho cháu ngoại trước khi nhập viện.
Theo lời bà ngoại, vì mải nấu nồi canh trên bếp, bà không để ý nên Hạo Hạo đã tò mò cầm gói hút ẩm trong túi bánh mì xé hết, nuốt gần hết những hạt ẩm trong đó vào bụng. Khi phát hiện, trong túi chỉ còn vài hạt bột trắng còn xót lại, quá sợ hãi, bà ngoại Hạo Hạo nhanh chóng cho cháu súc miệng bằng nước sạch, gây nôn và đưa cháu đến bệnh viện gần nhất cấp cứu.
Khi vào viện, bác sĩ khám cho bé trai 3 tuổi, kết luận tình trạng không đáng nghiêm trọng, dù loại hạt hút ẩm cậu bé nuốt vào bụng có thành phần Canxi Oxit. Hạo Hạo đang được theo dõi thêm, vì lượng chất hút ẩm nuốt vào bụng không quá nhiều. Khi hỏi chuyện bác sĩ kinh ngạc vì cách xử lý sơ cứu của bà, ông khen ngợi bà ngoại cao tuổi nhưng có kiến thức và kinh nghiệm chăm cháu tuyệt vời. Nhờ sự nhanh trí của bà mà Hạo Hạo may mắn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Chất hút ấm Silica gel không có phản ứng hóa học khi nuốt vào nên không gây nguy hiểm như Canxi Oxit
Theo bác sĩ, có 2 loại chất hút ẩm thường được sử dụng trong công nghiệp ngày nay. Loại thứ nhất là chất hút ẩm silica gel, trong trường hợp trẻ nuốt phải hạt chống ẩm từ silica gel, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý. Bản chất hạt silica gel trơ về mặt hóa học nên sẽ không có phản ứng với cơ thể.
Tuy nhiên, do các hạt chống ẩm có đặc tính hút nước, làm khan, nên khi lỡ nuốt phải, bạn nên cho trẻ uống thêm thật nhiều nước lọc. Khi các hạt silica gel được ngậm đầy nước sẽ không tương tác với niêm mạc cơ thể và được bài tiết qua đường tiêu hóa, phụ huynh nên bình tĩnh xử lý cho con, thay vì hoảng sợ, ép con nôn trớ... ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Chất hút ẩm có thành phần Canxi oxit bị bé trai nuốt phải
Loại thứ 2 có thành phần Canxi Oxit (Vôi sống) được đóng gói trắng, chữ xanh - đây là chất ăn mòn, gây bỏng thực quản. Trong trường hợp trẻ nhai hoặc nuốt phải hạt chống ẩm làm từ vôi bột thì có thể bị bỏng khoang miệng, loét họng tùy theo mức độ hóa chất mà trẻ tiếp xúc. Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ súc miệng thật nhiều với nước sạch hoặc uống nhiều nước nhằm làm giảm nồng độ kiềm do phản ứng vôi bột gây ra. Đồng thời đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tóm lại, khi trẻ lỡ nuốt phải một trong hai loại chất hút ẩm trên đây, người lớn cần bình tĩnh xử lý sự cố theo những bước sau:
1. Súc sạch miệng
Người bà trong trường hợp trên vô cùng tỉnh táo khi đã cho cháu trai súc miệng, nhổ ra ngoài phần lớn chất hút ẩm nên khoang miệng không bị bỏng nhiều. Trong trường hợp trẻ nuốt nhiều chất hút ẩm, bố mẹ có thể gây nôn cho trẻ bằng cách bóp bụng, vỗ nhẹ vào lưng để trẻ nôn chất hút ẩm ra ngoài, tránh gây tổn thương cơ quan tiêu hóa bên trong nặng hơn.
2. Đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất
Sau khi đã sơ cứu bước đầu cho trẻ, hãy đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để kiếm tra kỹ càng tổn thương của trẻ và điều trị nếu cần thiết.
Nhìn chung, trong cuộc sống hằng ngày, nguy hiểm luôn rình rập đối với trẻ em. Cha mẹ khó có thể đoán trước được con mình sẽ làm gì khi không chú ý. Vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến các biện pháp phòng ngừa như cất đồ gọn gàng, tránh xa tầm tay của trẻ, tự trang bị các biện pháp sơ cứu tai nạn cho trẻ,
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...