Hiện tượng bé 3 tuổi ngủ hay bị giật chân là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Rất nhiều cha mẹ rất lo lắng vì sợ rằng đây này là dấu hiệu của một chứng bệnh nào đó. Vậy nguyên nhân nào do đâu và mức độ nguy hiểm ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bé 3 tuổi ngủ hay bị giật chân có sao không? - Ảnh minh họa: Internet

Tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay?

Các chuyên gia sức khỏe chia sẻ, có ba nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bé 3 tuổi ngủ hay bị giật chân hay hiện tượng trẻ ngủ máy tay chân bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, tác nhân từ bên ngoài và bệnh động kinh.

Thiếu hụt dinh dưỡng gây ra hiện tượng trẻ bị giật tay chân khi ngủ

Thiếu hụt Canxi và Vitamin D là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng giật tay chân khi ngủ ở trẻ em. Không chỉ với trẻ nhỏ, hiện tượng giật tay chân khi ngủ ở trẻ sơ sinh cũng rất phổ biến. Nguyên nhân cốt lõi là do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không cung cấp đủ canxi cho thai nhi trong quá trình mang thai, hoặc mẹ có tiền sử thiếu canxi, từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu và thường xuyên co giật trước khi ngủ.

Vitamin D cũng có liên quan đến tình trạng trẻ khi ngủ tay chân hay bị giật. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho. Tại xương, Vitamin D phối hợp cùng hóc-môn cận giáp kích thích chuyển hóa canxi và phospho, làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương. Đồng thời vitamin D là một chất quan trọng để cân bằng nồng độ canxi và phospho trong cơ thể.

Ba mẹ nên quan sát kỹ những dấu hiệu ở con mình. Nếu con bị giật tay chân khi ngủ kèm theo các dấu hiệu sau thì khả năng lớn con đã bị thiếu canxi và Vitamin D:

  • Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình, tay chân máy khi ngủ.
  • Ra mồ hôi trộm về đêm
  • Rụng tóc hình vành khăn hoặc chiếu liếm
  • Cơ nhão, da xanh, lách to
  • Chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi
  • Thóp rộng, lâu liền thóp, méo hoặc biến dạng hộp sọ, đầu bẹt
  • Biến dạng xương sườn và lồng ngực, cong vẹo cột sống, chân vòng kiềng
Trẻ đổ mồ hôi trộm là dấu hiệu bị thiếu canxi - Ảnh minh họa: Internet

Cách khắc phục hiện tượng trẻ bị giật tay chân khi ngủ do thiếu dinh dưỡng như sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ canxi, vitamin D. Có thể tham khảo bác sĩ để uống viên thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu.
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, nhất là trẻ sơ sinh.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng và đủ chất. Tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá, trứng, gan, dầu cá, sữa, ngũ cốc, cua, tôm,v.v. Cần chú ý là canxi trong sữa dễ hấp thụ hơn canxi từ các nguồn khác và cần ăn đủ chất béo từ dầu mỡ để tăng hấp thu vitamin D.
  • Bổ sung vitamin D và canxi qua thực phẩm chức năng hoặc thuốc nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.
Cho trẻ tắm nắng để phòng ngừa thiếu Vitamin D - Ảnh minh họa: Internet

Tác nhân bên ngoài gây ra hiện tượng trẻ giật tay chân khi ngủ

Cha mẹ thường quan sát thấy có hiện tượng khi trẻ đang ngủ say giấc bỗng cả cánh tay đưa lên phía trên, co mình lại và rồi lại quay về trạng thái ban đầu khi có tiếng động quá lớn, bị chạm vào người đột ngột hoặc có gió lạnh thổi qua. Bản chất hiện tượng này gần giống như trẻ bị giật mình do tác nhân đột ngột tác động tới.

Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh còn có hiện tượng đang ngủ bỗng hít mạnh, mở rộng cánh tay và chân ra khỏi cơ thể sang một bên, sau đó kéo chúng lại với nhau và cuối cùng bé sẽ hạ tay xuống, bắt chéo chúng, trở về tư thế của thai nhi. Đây gọi là phản xạ moro ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Cách khắc phục hiện tượng trẻ bị giật chân khi ngủ do tác nhân bên ngoài:

Trên thực tế không có cách nào ngăn phản xạ giật mình ở trẻ. Các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. Chỉ phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu như tần suất xuất hiện quá dày và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng cho cả mẹ và bé
  • Cách ly con khỏi những tác nhân kích hoạt hiện tượng giật tay chân, đảm bảo môi trường trong lành, yên tĩnh cho bé
  • Quấn chăn hoặc đặt bé vào trong nôi
  • Cho bé hoạt động nhiều hơn vào ban ngày để bé có thể kiểm soát được các cử động của mình.
  • Nhẹ nhàng ôm lấy chân bé khi bé có hiện tượng giật chân
Khi bé bị giật chân mẹ nên ôm bé vỗ nhẹ để ru bé ngủ tiếp - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh động kinh gây ra hiện tượng trẻ bị giật chân khi ngủ

Nếu trẻ bị bệnh động kinh, trẻ thường giật chân trong khoảng thời gian 1-2 giờ sau khi ngủ hoặc trước khi thức dậy. Bên cạnh hiện tượng co giật tay chân, trẻ bị động kinh thường có những triệu chứng sau đi kèm:

  • Trẻ đang chơi vui vẻ có thể đột ngột ngất đi, tay chân co cứng, da xanh tái, thở dốc, nghiến răng, trợn mắt, méo miệng, sùi bọt mép, v.v.
  • Miệng thở khò khè, da xanh tái, v.v.

Đối với trường hợp trẻ bị giật có nguyên nhân do động kinh, cha mẹ cần cho con đi khám tại các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Đồng thời quan sát kỹ những lần lên cơn co giật của con để tìm ra nguyên nhân, từ đó cố gắng loại bỏ những tác nhân có hại đó để giảm thiểu số lần co giật của con.

Cần đi khám bác sĩ nếu bé có dấu hiệu bị giật chân do động kinh – Ảnh minh họa: Internet

Có thể thấy hiện tượng bé 3 tuổi ngủ hay bị giật chân nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân cốt lõi gây ra. Cha mẹ cần theo dõi và quan sát kỹ con mình để đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất để chăm sóc sức khỏe cho con.