Nội dung bài viết
Viêm tiểu phế quản cấp là gì?
Viêm tiểu phế quản cấp là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa đông. Đây là một bệnh nhiễm trùng phổi gây ra viêm và tắc nghẽn trong tiểu phế quản (đường dẫn khí nhỏ) của phổi.
Bệnh ban đầu có những triệu chứng tương tự như cảm lạnh nhưng sau đó sẽ phát triển thành ho, khò khè và khó chịu. Bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc thậm chí một tháng.
Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản cấp
Trong những ngày đầu bị bệnh, mẹ sẽ thấy bé có những triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh. Trẻ có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ, ho, thở khò khè, nhiều trẻ còn có thể bị nhiễm trùng tai. Thông thường, bệnh có thể điều trị nội trú nhưng trong một số trường hợp mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để đề phòng nguy cơ viêm phế quản.
Với những bé dưới 12 tuần tuổi hoặc sinh non, bệnh tim hoặc bệnh phổ thì mẹ nên lưu ý những triệu chứng của bé. Nếu thấy những triệu chứng như nôn, thở khò khè, nhịp thở nhanh và nông, da chuyển sang màu tím ở môi và móng tay thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để đề phòng nguy cơ biến chứng.
Trong trường hợp biến chứng không mong muốn, trẻ sẽ có những triệu chứng như môi xanh hoặc tím, mất nước, suy hô hấp, ngưng tim hoặc ngưng thở đối với trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh hai tháng đầu. Nếu gặp phải những biến chứng thì trẻ buộc phải nhập viện để điều trị để tránh tình trạng tệ hơn.
Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh
Trong 3 tháng đầu đời, trẻ có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao nhất vì phổ và hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Trong thời gian này, nếu có những yếu tố khác như sinh non, bệnh tim, bệnh phổi, suy hô hấp, không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp xúc với khói thuốc… sẽ có nguy cơ tiến triển lên viêm phế quản.
Ngoài ra, yếu tố môi trường nhà trẻ, trường học, sống trong gia đình chật chội, đông người hoặc có anh chị em mang mầm bệnh từ bên ngoài về cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản cấp
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp xảy ra khi một loại vi rút lây nhiễm vào tiểu phế quản làm cơ quan này bị viêm, sưng lên, làm tăng chất nhầy trong lòng phế quản. Điều này khiến không khí lưu thông ra vào phổi khá khó khăn.
Bệnh do vi rút hợp bào (respiratory syncytial virus) gây ra. Đây là một loại vi rút phổ biến lây nhiễm ở trẻ em dưới 2 tuổi thường xảy ra vào mùa đông. Ngoài ra, bệnh còn có thể do những vi rút bệnh cúm hoặc cảm lạnh gây ra. Trẻ sơ sinh có thể được tái nhiễm RSV vì có ít nhất hai chủng.
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp có nguy hiểm không?
Viêm tiểu về quản cấp dù chỉ có những biểu hiện như bệnh cảm thông thường nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thâm chí, trẻ có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ có thêm những điều kiện như sinh non, bệnh tim hoặc phổi thì càng dễ xảy ra biến chứng hơn.
Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp
Về điều trị viêm tiểu phế quản thường kéo dài trong hai đến ba tuần. Phần lớn trẻ em bị viêm tiểu phế quản có thể được chăm sóc tại nhà sau khi được hướng dẫn. Điều quan trọng là phụ huynh cần phải cảnh giác với những thay đổi về hô hấp của trẻ, như trẻ khó chịu khi thở, không thể nói hoặc khóc vì khó thở.
Chăm sóc tại nhà
Viêm tiểu phế quản cấp thường kéo dài 2-3 tuần. Đa số những trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản đều có thể được chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp này, mẹ nên lưu ý trông chừng trẻ cẩn thận để phát hiện kịp thời những triệu chứng như khó thở, không nói được hoặc quấy khóc.
Mẹ vẫn tiếp tục cho bú hoặc ăn uống đầy đủ. Trong thời gian bị bệnh bé cần uống nhiều nước. Bạn có thể nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý để vệ sinh sạch mũi bé dễ thở hơn. Trong một số trường hợp mẹ có thể cho bé uống thêm thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh cho bé môi trường nhiều khói thuốc, bụi phấn hóa vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Chăm sóc tại bệnh viện
Trong một số trường hợp viêm tiểu phế quản cấp xảy ra những biến chứng, trẻ cần phải nhập viện gấp để được điều trị kịp thời. Nếu không bị suy hô hấp thì các bác sĩ sẽ hút thông đường thở, giải phóng chất xuất tiết kết hợp với một số dung dịch làm giãn phế quản nhanh.
Nếu trẻ sốt cao, thở nhanh và nôn thì bù dịch và điện giải theo nhu cầu. Bên cạnh đó cũng càng phải bổ sung đủ chất cho trẻ và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh. Với những trẻ bị suy hô hấp phải cho thở oxy và hút đường hô hấp trên và kết hợp thuốc giãn phế quản, truyền nước, điện giải để bù lượng thiếu hụt.
Cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản cấp cho trẻ
Bênh viêm tiểu phế quản do vi rút gây ra và lây từ người sang người nên cách tốt nhất để phòng bệnh chính là giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là khi chạm vào trẻ. Trong những trường hợp chăm sóc người bị cảm hoặc bệnh đường hô hấp khác thì nên rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ.
Ngoài ra để hạn chế nhiễm trùng nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh đặc biệt là trẻ sơ sinh trong hai tháng đầu đời. Bên cạnh đó, mẹ nên giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé bằng cách làm sạch và khử trùng những bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên tiếp xúc.
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình nên có ly uống nước riêng, thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ. Và trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng và làm giảm khả năng mắc những bệnh khác.
Hiện tại, không có vắc-xin đặc trị những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản nhưng mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng cúm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Viêm tiểu phế quản cấp đôi khi chỉ biểu hiện như triệu chứng của bệnh cảm nhưng nếu không để ý thì sẽ gây ra những biến chứng không thể lường trước được. Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non, mẹ nên đặc biệt chú ý đến môi trường xung quanh để phòng bệnh cho bé trong 6 tháng đầu đời.