Bất ngờ với tác dụng của rau ngổ điều trị bệnh cực tốt
Nội dung bài viết
Rau ngổ (hay còn gọi là ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ) có tên khoa học là Limnophila chinensis thuộc họ Mã đề. Tất cả các bộ phận trên cây rau ngổ đều có thể dùng được, lá non dùng để ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua.
Theo các chuyên gia, rau ngổ có chứa: 92% nước, 2,1% protid, monoterpenoid cetone, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla và cis-4-caranone…
Tác dụng của rau ngổ là gì?
Tác dụng của rau ngổ không chỉ được dùng trong ẩm thực mà còn được dùng trong các bài thuốc thông thường.
Rau ngổ trị sỏi thận
Dân gian từ xa xưa đã truyền tai nhau rằng rau ngổ trị sỏi thận vì loài rau này lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận. Do đó rau ngổ làm tăng lượng nước tiểu, thúc đầy sỏi thận đi ra ngoài.
Cách điều chế:
Lấy 50g rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống ngày 2 lần. Sử dụng đều đặn 5 đến 7 ngày để thu được kết quả tốt nhất. Bạn cũng có thể dùng cùng với râu ngô, mã đề, cối xay để tăng cường hiệu quả bài thuốc và bổ sung chất dinh dưỡng cho thận.
Rau ngổ chữa viêm khớp
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm, chống sưng, giảm đau,... đây đều là đặc tính giúp rau ngổ chữa viêm khớp rất hiệu quả.
Cách điều chế:
Lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vùng bị viêm khớp. Lấy 1 miếng vải sạch quấn chặt lại và đợi 30 đến 60 phút rồi rửa sạch da bằng nước ấm. Đều đặn mỗi ngày 1 lần chắc chắn căn bệnh viêm khớp của bạn sẽ thuyên giảm
Rau ngổ chữa bệnh huyết trắng
Căn bệnh mà hầu hết chị em phụ nữ nào cũng gặp phải là bệnh huyết trắng. Bệnh huyết trắng khiến lượng dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường, có màu đậm, mùi hôi tanh và gây ngứa rất khó chịu. Để chữa dứt điểm căn bệnh này, chị em tốn khá nhiều thời gian và kinh phí. Giờ đây, khi biết rau ngổ chữa bệnh huyết trắng thì mọi lo lắng đều đã được giải quyết.
Cách điều chế:
Chuẩn bị một nắm rau ngổ, rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi thái nhỏ. Cho khoảng 3 đến 4 lít nước vào cùng, đun sôi và để lửa nhỏ cho đến khi nước cạn bớt cho đến khi còn khoảng 1 lít nước thì tắt bếp. Chắt nước ra cho vào hộp uống 3 lần trong ngày sáng, chiều, tối.
Rau ngổ trị ho
Ho, sổ mũi là các triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi. Nếu không trị dứt điểm ho, bệnh trở nặng và bị miễn cảm với thuốc. Đặc tính của rau ngổ trị ho rất hiệu quả, bạn chỉ cần lấy 5 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày là bệnh bệnh sẽ giảm hẳn.
Rau ngổ chữa sỏi mật
Bên cạnh tác dụng trị sỏi thận thì sỏi mật cũng không còn là vấn đề khi rau ngổ chữa sỏi mật rất tốt. Loại thực vật này làm thông ống dẫn mật, thông đường tiểu và tăng cường chức năng lọc của cầu thận.
Cách làm: rửa rau ngổ thật sạch bằng cách ngâm với nước mối, giã nát rau ngổ sau đó vắt lấy nước. Cho thêm 1 thìa mật ong cho dễ uống. Dùng hỗn hợp này vào lúc sáng sớm khi chưa ăn gì để có hiệu quả tốt nhất.
Rau ngổ chữa gan nhiễm mỡ
Tác dụng của rau ngổ được tìm thấy khi sử dụng với những người có vấn đề về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ. Lấy 100g rau ngổ, 50g rau bạc hà và 100ml nước. Rau ngổ và rau bạc hà rửa thật sạch rồi mang ra phơi khô. Cho chảo lên bếp, cho rau ngổ và bạc hà vào sao vàng hạ thổ. Sau đó sắc cùng 100ml nước uống vào các buổi tối sau khi ăn cơm no. Khi uống bài thuốc này thì bạn nên kiêng ăn hải sản và những đồ cay nóng
Rau ngổ trị bệnh tiểu đường
Rau ngổ rất tốt cho người có vấn đề đường tiết niệu, tiểu đường. Có thể dùng toàn cây non của rau ngổ rồi giã nhỏ hoặc bỏ vào máy xay sinh tố, đổ vào một ly nước sôi để nguội, vắt lấy nước để uống.
Tác dụng của rau ngổ sẽ phát huy mạnh mẽ khi bạn dùng vào mỗi bữa ăn hàng ngày vừa có kích thích ăn ngon miệng lại hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Rau ngổ trị bệnh sởi
Rau ngổ không chỉ là gia vị dễ tìm thấy trong các món ăn. Ít ai ngờ rằng đó còn là bài thuốc dân gian được biết đến bởi rau ngổ trị bệnh sởi vì nó có tính mát, vị chua, mùi thơm.
Lấy 1 bó rau vẫn còn nguyên cọng và lá, rửa sạch và cho vào nồi luộc sôi. Uống nước rau ngổ thay nước hàng ngày để có tác dụng nhanh hơn với căn bệnh này
Phòng, trị bệnh ung thư nhờ rau ngổ
Một số nghiên cứu cho thấy trong rau ngổ có một số chất có hoạt tính sinh học cao, điển hình là nevadensin. Các chất này có thể kháng lại các tế bào ung thư, tiêu khối u, kháng viêm, kháng khuẩn…
Nhiều thầy thuốc đã đưa loài cây này vào các bài thuốc phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến.
Người bị bệnh có thể áp dụng bài thuốc: 100g rau ngổ tươi, 100g lá mùng tơi non giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 5 muỗng canh dấm ăn làm từ chuối uống vào lúc 12h trưa.
Rau ngổ có tác dụng giải độc
Khi bị ngộ độc, bạn có thể dùng 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 3 lần sắc với 100g bạc hà tươi và 100ml nước lã trong 10 phút, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói tốt hơn. Uống 5 thang nghỉ 5 ngày, luân phiên cho đến khi hết bệnh, tối đa 1 tháng.
Bà bầu có ăn được rau ngổ không?
Rau ngổ là một loại rau thơm dùng trong ẩm thực, nó còn là một vị thuốc đông y điều trị được nhiều bệnh khác nhau. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc loại rau này tốt với bà bầu. Các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ăn nhiều rau ngổ vì điều này có thể gây ra giãn cơ phủ tạng có thể gây sảy thai.
Các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không nên ăn rau ngổ sống. Bởi thân rau ngổ có nhiều lông, là loài cây mọc ở nơi ẩm ướt nên chứa rất nhiều vi khuẩn. Bà bầu ăn phải những cây rau này sẽ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng…
Để bà bầu ăn được rau ngổ thì cần phải sơ chế thật sạch rồi sau đó nấu chín để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc. Ăn rau ngổ cần nhúng qua nước sôi khoảng 40 – 50 độ C để diệt trứng sán có thể còn sót lại ở thân hoặc lá.
Tuy nhiên, tác dụng của rau ngổ với bà bầu lại rất hiệu quả đối với các bệnh ngoài da. Chẳng may bà bầu bị thương và chảy máu thì có thể lấy rau ngổ, rửa sạch, giã nát cành lá rồi gói vào gạc băng lên vết thương. Cách làm này giúp cầm máu hiệu quả mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh.
Mặt khác, rau ngổ lại có nhiều tác dụng tích cực đối với phụ nữ sau sinh. Mẹ sau sinh ăn rau ngổ sẽ làm tăng tiết sữa từ đó sinh ra nguồn sữa dồi dào cho con bú. Song cũng giống như phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh ăn rau ngổ hết sức cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Có thể thấy, tác dụng của rau ngổ đặc biệt phong phú với sức khỏe của con người. Bạn có thể sử dụng loại rau gia vị này trong ẩm thực và áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị một số bệnh thông thường ở mức độ nhẹ.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại quả không hề chua
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm người này nên tránh xa
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”