Phụ Nữ Sức Khỏe

14 công dụng của lá cách khiến bạn có cái nhìn khác về loại rau ăn hàng ngày

Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Thế nhưng, ít ai biết công dụng của lá cách có thể được so sánh như một vị thuốc quý, điều trị nhiều loại bệnh cực kỳ hữu hiệu.

cong dung cua la cach 1
Lá cách còn được gọi là cây vọng cách, cây bọng cách - Ảnh minh họa: Internet

Lá màu xanh nhạt khi còn non và xanh đậm khi về già. Lá cách có hình dáng, màu sắc khá giống hình trái xoan, chóp lá tù hoặc mũi ngắn, độ dài đến 16cm, rộng chừng 12cm. Rìa lá nguyên, hơi khía răng phần trên, ít lông phía dưới, nhất là các gân.

Hoa có nhiều hoa kích thước nhỏ, sắc trắng lục xám, mọc ở ngọn cây. Quả hình trứng hoặc bầu dục, hơi bất cân đối, gốc tròn hoặc hình tim, chín rộ có màu đen, rộng 3 - 4 mm, có 4 ô, tại mỗi ô chứa một hạt.

Phần rễ cọc bao gồm một rễ cái, thêm nhiều rễ con xung quanh ăn sâu vào đất.

Thu hoạch và chế biến lá cách

Lá cách bắt nguồn từ khu vực châu Á (nguồn gốc từ các nước Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam), hiện nay cây đã có mặt cả ở châu Úc, châu Phi cho đến các đảo Thái Bình Dương.

cong dung cua la cach 2
Toàn cây tỏa mùi khó chịu, riêng phần lá lại có mùi thơm hơi hắc - Ảnh minh họa: Internet

Tại Việt Nam, loại cây này ngoài mọc hoang hoặc được trồng nơi đồng bằng, vùng núi nhằm mục đích lấy lá làm rau ăn hàng ngày, làm gia vị món ăn hoặc làm thuốc. Thời gian thu hái lá cách quanh năm.

Thành phần hóa học của lá cách

Toàn cây tỏa mùi khó chịu, riêng phần lá lại có mùi thơm hơi hắc, rễ cây vị đắng, nóng, mùi dễ chịu, chứa tinh dầu thơm và chất màu vàng. Vỏ cây chứa 2 loại alcaloid là ganiarin và premnin. Thành phần hóa học này của cây sẽ quyết định công dụng của lá cách.

Tác dụng của lá cách

Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấu, trong lá cách có chứa các chất ganiarin và premnin, chức năng tăng cường thần kinh giao cảm, làm co mạch, tăng huyết áp, tiết nước bọt, tăng nhu động ruột, nở đồng tử, nở khí quản… kích thích người dùng có cảm giác ăn ngon miệng hơn, thở tốt, cơ thể mạnh khỏe.

Sử dụng lá cách theo y học cổ truyền Đông Nam Á đóng vai trò như bài thuốc trị ho, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, trị kiết lỵ, thấp khớp hiệu quả và đặc biệt lá cách lợi sữa.

cong dung cua la cach 3
Dùng lá cách trong các trường hợp như bị chàm, lở loét, mụn nhọt cũng giúp vết thương nhanh chóng được làm lành - Ảnh minh họa: Internet

Người dân nước Ấn Độ còn dùng lá cách để trị bệnh đau dây thần kinh, sốt xuất huyết cho kết quả tốt. Ngoài ra, họ cũng phát hiện ra công dụng chữa đau bụng, đầy hơi khó tiêu, bệnh sốt. Trong khi đó, với người Indonesia, lá cách trị đau dạ dày, bệnh gan, dùng làm thuốc hạ nhiệt hiệu quả.

Y học cổ truyền Việt Nam đã tìm ra những công dụng của lá cách tuyệt vời với vị ngọt, tính mát, làm sáng mắt, lợi tiểu, lợi tiêu hóa, mát gan, nâng cao khả năng bảo vệ gan trước tác động gây hại.

Lá cách trị bệnh gì?

Cây cách dường như là món quà quý giá được thiên nhiên ban tặng cho con người. Khi biết tận dụng, sử dụng đúng liều lượng sẽ hữu ích cho mọi người. Vậy ăn lá cách có tác dụng gì?

1. Trị nhiệt

Những người bị nhiệt nên: ướp thịt bò cùng tỏi để nướng lên, ăn kèm lá cách rất ngon và mát.

2. Chữa lỵ

Chuẩn bị 30g lá cách tươi, giã nát, thêm nước sôi để nguội, khuấy đều rồi vắt lấy nước, thêm chút đường cho dễ uống. Người lớn dùng 30 - 40ml/ngày, trẻ nhỏ dùng bằng nửa liều người lớn.

3. Trị nhức mỏi

Khi cảm thấy cơ thể nhức mỏi, uống nước lá cách sắc hay dùng làm rau ăn đều được. Có thể kết hợp với hoàng kỳ và thịt heo nấu thành canh ăn rất tốt.

4. Trị kinh nguyệt không đều

cong dung cua la cach 4
Lá cách chữa kinh nguyệt không đều - Ảnh minh họa: Internet

Với những chị em thường xuyên lo lắng về vấn đề kinh nguyệt không đều, có thể tìm đến lá cách giống như giải pháp khắc phục đơn giản, hiệu quả. Vào thời điểm hành kinh, chị em chỉ cần nấu nước lá cách uống sẽ góp phần cải thiện tình hình rối loạn.

 5. Chữa hậu sản, vàng da

Trường hợp bị hậu sản vàng da, kết hợp lá cách với nhân trần cùng thân và lá cây cối xay, mỗi loại 12g để sắc lấy nước uống.

6. Chữa phong tê, thấp khớp, lợi sữa

Cây lá cách nấu nước uống lợi sữa cũng được rất nhiều chị em quan tâm. Dùng lá cây cách dưới dạng sắc uống mỗi ngày, lượng 30 - 40g lá tươi hoặc 15 - 20g rễ.

7. Chữa bệnh gan nhiễm mỡ, da vàng, kén ăn, đầy bụng

Lá cách 30g, lá dành dành hoặc chi tử 20g, đậu đen 5g, cỏ mần trầu 10g, nhân trần 20g, râu ngô 10g. Các vị trên sao vàng hạ thổ, đổ nước vừa phải, sắc uống ấm, trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Bệnh cấp tính uống 20 ngày, bệnh mạn tính uống 1 - 3 tháng để bệnh khỏi tái phát lại.

8. Tiêu độc

Thịt bò có thể gây dị ứng, lá cách làm giảm các tác dụng phụ đó.

9. An thần, giảm tăng huyết áp

Lá cách thanh tâm hỏa an thần làm dễ ngủ. Cao huyết áp do thận hỏa vượng dùng lá cách có tính hành khí hoạt huyết, giảm sức cản ngoại biên, giảm tăng huyết áp.

10. Trị các loại ho

Kinh nghiệm dân gian từ xưa đã giúp người dân áp dụng thành công lá của cây lá cách trong việc điều trị các chứng ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi… bằng cách giã lá cách, pha với muối rồi uống.

11. Giải độc bia, rượu

Ăn nhiều lá cách non hoặc luộc, xào có tác dụng giải độc bia, rượu (theo kinh nghiệm dân gian Nam Bộ).

12. Chữa bệnh bướu giáp ác tính Basedow

Sự kết hợp hoàn hảo giữa lá cách, cây bòng bong, cúc áo hoa vàng, đu đủ, ô rô nước, dừa cạn, dâu tằm, cối xay, ngũ gia bì, ké hoa đào sẽ tạo thành bài thuốc chữa căn bệnh bướu giáp ác tính Basedow lý tưởng.

13. Chữa sỏi thận, thông tiểu tiện

Người bị sỏi thận dùng lá cách nấu nước uống có thể tống những hòn sỏi ra ngoài. Tuy nhiên tác dụng thực sự còn phụ thuộc chính vào từng loại sỏi cũng như vị trí của chúng.

14. Chữa tắc tia sữa, sau sinh sữa ít hoặc các trường hợp tiểu tiện khó khăn

cong dung cua la cach 5
Lá cách lợi sữa cho bà mẹ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Lá cách khi kết hợp với lá bồ công anh mỗi thứ từ 30 – 40g, đem đi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, phần bã đem đắp bên ngoài, ngày 1 lần. Sau một vài ngày sẽ thấy công hiệu.

Với những trường hợp ít sữa hoặc tiểu khó: dùng khoảng 30g lá cách sắc lấy nước uống. Hoặc có thể phối hợp với thông thảo 12g, sắc uống ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm

Những đối tượng nên dùng cây lá cách

Tuy các nghiên cứu hiện đại về cây cách còn khá hạn chế, song nó khá phù hợp cho nhiều đối tượng, sử dụng đa dạng: từ trẻ nhỏ, phụ nữ, nam giới, đến người cao tuổi. Quan trọng hơn cả phải kể đến tính năng hỗ trợ bảo vệ, chống viêm, giảm đau, trị bệnh về gan khá tốt.

Nhiều bệnh nhân bị viêm gan sau một thời gian sử dụng lá cách kiểm tra thấy gan giảm triệu chứng sưng phù, giảm lượng dịch rỉ, lượng protein và bạch cầu so với lúc chưa điều trị.

Cùng với đó, lượng men gan ALT nhanh chóng giảm hẳn, không còn xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý gan. Cây lá cách từ từ loại bỏ tình trạng chán ăn, nổi mụn, vàng da, trả lại sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

Lưu ý khi sử dụng lá cách

Nước sắc của cây cách đóng vai trò như chất kháng sinh mạnh, ứng dụng hiệu quả trong trường hợp đường ruột nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm, lỵ trực trùng, chữa bệnh ngoài da.

cong dung cua la cach 6
Nước sắc của cây cách đóng vai trò như chất kháng sinh mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, thành phần premnin và ganiarin trong cây cách lại mang tính chất hơi độc, nếu người dùng quá lạm dụng dễ gây cường thần kinh giao cảm, tăng cao huyết áp, không tốt. Hay nói theo cách Đông y có thể gây mất cân bằng âm dương, rối loạn chức năng tạng phủ, dẫn đến chứng bệnh khó lường.

Công dụng của lá cách thực sự tuyệt vời, nhưng hiệu quả tối đa chỉ phát huy ở một số trường hợp. Trường hợp sử dụng thường xuyên làm cây thuốc trị bệnh, cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y để biết mức độ phù hợp với cơ thể.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Hạt ý dĩ - Thực phẩm tốt cho sức khỏe và làn da

Hạt ý dĩ là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa thích sử dụng. Bởi nó không chỉ...

Bật mí 4 tác dụng của quả cóc không nhiều người nghĩ đến nhưng hữu ích vô cùng

Nhiều người chỉ biết đến tác dụng của quả cóc như một món ăn vặt quen thuộc mà không biết...

4 loại thảo dược nâng cao đời sống tình dục

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình dục giúp giải tỏa căng thẳng, tạo hưng phấn giúp chúng ta lạc quan...

Công dụng thần kỳ của rượu nghệ hạ thổ bạn nhất định phải biết

Rượu nghệ hạ thổ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đặc biệt đối với chị em phụ...

Món ăn tăng năng lượng “yêu” cho phụ nữ trung niên

Khi phụ nữ bước vào tuổi trung niên, chuyện sinh hoạt vợ chồng không được như ý mặc dù các...

Công dụng của rau mùi

Rau mùi hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, giúp ngủ sâu, ăn ngon, cải thiện vấn...

Ăn gì bổ thận, tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên?

Việc giải đáp thắc mắc ăn gì bổ thận sẽ giúp bạn chăm sóc và bồi bổ bộ phận được...

Tin mới nhất

Số ca nhập viện trong vụ ngộ độc bánh mỳ ở Đồng Nai tăng lên 555, 1 bệnh nhi ngưng...

11 giờ trước

Thử thách tìm chiếc thang trong 8 giây: Nếu làm được chứng tỏ bạn có năng lực giải quyết vấn...

11 giờ trước

7 thói quen của người ngày càng hoàn thiện mình, luôn tiến về phía trước

14 giờ trước

Phá bỏ 3 xiềng xích này trong tim, làm mới bản thân mỗi ngày, cuộc sống ắt đầy hy vọng!

14 giờ trước

6 dấu hiệu chứng tỏ người ấy thực sự ngưỡng mộ bạn

14 giờ trước

Cuộc sống là một quá trình giác ngộ trong từng bước đi

14 giờ trước

7 đặc điểm của người đi tới đâu cũng rất được tôn trọng

14 giờ trước

Người khôn ngoan hiểu: Có một liều thuốc giải cho mọi rắc rối

14 giờ trước

9 điều người thành công không tiết lộ về bản thân ở nơi làm việc

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình