Bà bầu ăn yến mạch có tốt không?

Yến mạch là loại thực phẩm an toàn đối với thai kỳ, yến mạch chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), phụ nữ mang thai nên tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì và lúa mạch để có được chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất.

Yến mạch là loại thực phẩm an toàn đối với thai kỳ của mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn yến mạch

Yến mạch có lợi cho phụ nữ mang thai vì nhiều lý do:

1. Nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời

Bà bầu cần được cung cấp năng lượng liên tục trong thai kỳ. Lượng carbohydrate phong phú có trong yến mạch cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng tức thời.

2. Carbohydrate tiêu hóa chậm

Không giống như các loại carbs đơn giản, các loại carbs phức tạp cần có thời gian để phân hủy và tiêu hóa.

Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiêu hóa chậm cũng đảm bảo bà bầu tăng cân một cách lành mạnh

Yến mạnh giúp kiểm soát đường máu rất tốt - Ảnh minh họa: Internet

3. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón

Táo bón là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Yến mạch chứa một lượng đáng kể chất xơ hòa tan, giúp dễ tiêu hóa, cải thiện nhu động ruột và do đó điều trị táo bón hiệu quả.

4. Axit folic giúp thai nhi phát triển

Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não và hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho trẻ khi mẹ tiêu thụ yến mạch trong thời kỳ đầu mang thai.

5. Cung cấp sắt giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu

Cung cấp đủ lượng yến mạch mỗi ngày mang lại cho mẹ lượng sắt cần thiết, làm giảm khả năng bị thiếu máu khi mang thai.

6. Vitamin B1 và ​​E

Vitamin B1 trong yến mạch rất cần thiết để phá vỡ chất béo và protein trong cơ thể, giữ cho lớp màng nhầy khỏe mạnh. Vitamin E là một chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ tổn thương gốc tự do và giữ cho làn da của bà bầu luôn sáng và khỏe mạnh.

7. Khoáng chất thiết yếu

Yến mạch chứa một lượng đáng kể canxi, kali, selen và phốt pho. Hỗ trợ sức khỏe xương, hình thành răng, cải thiện khả năng miễn dịch và tăng trưởng sự phát triển của thai nhi.

Giá trị dinh dưỡng của yến mạch

Trong 100g yến mạch có chứa các chất dinh dưỡng sau đây:

Chất dinh dưỡng chính

Calo: 68kcal

Nước: 84,03g

Carbohydrate: 11,67g

Chất đạm: 1,72g

Chất xơ: 1,7g

Chất béo: 1,36g

Đường: 0,46g

Vitamin

Axit folic (B9): 71mcg

Vitamin E: 0,07mg

Niacin (B3): 3.025mg

Riboflavin (B2): 0,215mg

Pyridoxin (B6): 0,29mg

Vitamin A: 433IU

Vitamin K: 0,4mcg

Điện giải

Kali: 61mg

Natri: 49mg

Khoáng chất

Canxi: 80mg

Sắt: 5,96mg

Photpho: 77mg

Magie: 26mg

Kẽm: 0,62mg

Tác dụng phụ khi bà bầu ăn yến mạch

Ngoài những lợi ích sức khỏe, một số bà bầu gặp phải tác dụng phụ bất lợi khi ăn yến mạch. Tiêu thụ quá nhiều yến mạch có thể gây ra tiêu chảy và khó tiêu ở một số phụ nữ. Do đó, mẹ chỉ nên sử dụng chúng với lượng vừa phải.

Một số bà bầu có thể bị tắc nghẽn đường ruột khi việc ăn quá nhiều yến mạch. Ngoài ra, nếu bị dị ứng gluten, mẹ bầu cũng có thể bị dị ứng với yến mạch.

Cách ăn yến mạch cho bà bầu

Yến mạch là loại thực phẩm đa năng, có sẵn ở dạng yến mạch nguyên chất, yến mạch cán dẹp, bột yến mạch, yến mạch ăn liền... Một số cách đơn giản để thêm yến mạch vào chế độ ăn uống của bà bầu bao gồm:

Ăn yến mạch cùng với sữa hoặc nước và thêm mật ong, trái cây tươi cắt lát cho bữa sáng bổ dưỡng.

Cháo yến mạch vừa ngon  miệng, vừa bổ dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Bột yến mạch dùng thay thế bột mì đa dụng để làm bánh quy, bánh crep, bánh ngô, bánh nướng xốp và các loại vỏ bánh khác.

Mẹ có thể thêm các hương vị như siro yêu thích, bột quế, kem, đường, đường đánh bông… vào bột yến mạch nguyên chất để xoa dịu cảm giác thèm ăn khi mang thai.

Yến mạch thêm táo tươi và bột quế vừa lạ miệng vừa kích thích vị giác - Ảnh minh họa: Internet

Yến mạch rất dễ nấu. Do đó, bà bầu có thể thử nhiều cách chế biến, nhiều hương vị khác nhau và tự khám phá bữa ăn hoàn hảo cho chính mình.

Bà bầu ăn yến mạch rất tốt cho mẹ và bé. Mẹ nên thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống thai kỳ của mình để nhận được trọn vẹn các lợi ích từ yến mạch.

Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-consume-oats-during-pregnancy_00119032/#gref