Rượu tỏi có tác dụng gì?

Rượu tỏi rất tốt cho sức khỏe và cần được bổ sung như một bài thuốc hay trong mỗi gia đình, bởi những công dụng không thể bỏ qua của nó:

Rượu tỏi rất tốt cho sức khỏe và là một bài thuốc hay trong mỗi gia đình - Ảnh minh họa: Internet

Chữa bệnh viêm khớp

Theo nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa các chất chống oxy hóa, do vậy mà tỏi được dùng nhiều trong việc điều trị các bệnh về khớp. Đồng thời, thành phần selen có trong tỏi giúp ngăn chặn những phản ứng viêm của cơ thể. Do đó, tác dụng của rượu tỏi có thể chữa các bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, vôi hóa khớp và nhức mỏi xương khớp.

Đặc biệt là với những người già, việc xoa bóp chân tay bằng rượu tỏi vừa có tác dụng giảm đau lại vừa điều trị bệnh hiệu quả. Trong mỗi gia đình, cần có bình ngâm rượu  tỏi, đặc biệt là trong mùa đông và những gia đình có người già. 

Điều trị các bệnh đường  hô hấp

Với tính nóng của tỏi kết hợp với rượu, hai nguyên liệu này được dùng để chữa bệnh viêm họng rất hiệu quả. Tỏi có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch cổ họng bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Ngoài điều trị viêm họng nói riêng, tác dụng của rượu tỏi còn giúp điều trị các bệnh hô hấp hiệu quả như viêm xoang, viêm mũi. 

Bảo vệ tim mạch

Những thành phần trong tỏi và rượu nếu được dùng đúng cách sẽ giúp điều chỉnh huyết áp ở mức tối ưu nhất. Đồng thời nó còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch hiệu quả.

Một số chất có trong tỏi như Phytoncide có khả năng đánh tan chất béo, giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng máu nhiễm mỡ. Không chỉ vậy những người bị hở van tim cũng nên sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh hở van tim hiệu quả hơn.

Rượu tỏi giúp hỗ trợ đường tiêu hóa

Rượu tỏi rất dễ thực hiện - Ảnh minh họa: Internet

Nhắc đến công dụng của tỏi thì không thể không kể đến nó tốt cho đường tiêu hóa. Cụ thể tỏi có chứa nhiều axit amin có khả năng lên men tự nhiên. Do đó tỏi có khả năng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. 

Những người hay gặp phải những biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, ợ chua hoặc bị viêm loét dạ dày thì nên uống rượu tỏi để giảm thiểu tình trạng này.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi

Nguyên liệu:

  • Tỏi: 300g (Ngoài tỏi Lý Sơn, tỏi đen hoặc dùng các loại tỏi thông thường để ngâm rượu)
  • Rượu gạo (loại 40 - 42 độ): 600 ml
  • Chum sành hoặc hũ/chai thủy tinh sạch

Cách sơ chế như sau:

Tỏi mua về rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, bạn bóc vỏ và xắt lát mỏng. Sở dĩ như vậy vì tỏi khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu tỏi  thì nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao.

Tỏi càng đập nát thì hoạt tính của rượu tỏi càng cao - Ảnh minh họa: Internet

Xếp tỏi vào chum sành hoặc hũ sạch (loại có nắp đậy). Tiếp theo cho rượu gạo vào đúng theo tỉ lệ 1 phần tỏi ngâm cùng 2 phần rượu. Tức là 300g tỏi ngâm cùng 600ml rượu gạo.

Sau khi đã đổ rượu vào ngâm, đậy kín nắp và để chum sành hoặc hũ rượu ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 25 độ C). Thời gian ngâm rượu là 2 tuần. Sau khi ngâm đủ thời gian trên thì mới lấy rượu đã ngâm ra dùng.

Cách bảo quản rượu tỏi

Rượu tỏi khi ngâm xong bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng khoảng dưới 25 độ C. 

Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Rượu ngâm sử dụng lâu được nhưng sẽ bị mất những công dụng của nó, thời gian lý tưởng là sử dụng trong khoảng thời gian 1 năm.

Cách sử dụng rượu tỏi hiệu quả nhất

Đối với cách sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh đau nhức, viêm khớp và bệnh về hô hấp, bạn cũng cần có những lưu ý sau:

Thứ nhất: không được uống quá nhiều, sẽ gây tác dụng phụ. Chỉ uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20 giọt trước khi ăn cơm trưa và cơm tối. 

Thứ hai, rượu tỏi cần ngâm đủ 14 ngày thì mới được sử dụng do lúc này, rượu ngâm từ tỏi mới phát huy hết công dụng.

Trong trường hợp dùng rượu tỏi để chữa bệnh huyết áp, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp trước và sau khi uống rượu.

Những lưu ý khi dùng rượu tỏi chữa bệnh

Rượu tỏi tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng trong một vài trường hợp không nên sử dụng:

Bình rượu tỏi sau khi ngâm khoảng 2 tuần thì chỉ nên dùng trong vòng 10 ngày rồi ngâm bình mới.

Rượu tỏi tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng quá nhiều nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với những trường hợp đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật thì không nên dùng rượu tỏi bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đông máu, khiến máu khó đông.

Người bệnh gan hoặc tiểu đường nên cân nhắc khi dùng rượu tỏi. Trong một số trường hợp trước khi dùng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đạt hiệu quả tốt.

Rượu tỏi không nên dùng với trẻ em dưới 3 tuổi.

Với bệnh nhân bị tiêu chảy cũng không nên dùng rượu tỏi.

Tác dụng của rượu tỏi đen là gì?

Tỏi đen được lên men trong khoảng thời gian 45 -60 ngày từ các loại tỏi thông thường - Ảnh minh họa: Internet

Tỏi đen là một loại tỏi đặc biệt, đã được lên men trong khoảng thời gian 45-60 ngày từ các loại tỏi thông thường, chứa nhiều hợp chất S-allyl-L-Cystein, có nhiều công dụng chữa bệnh và đặc biệt khi ngâm tỏi đen với rượu thì các công dụng còn phát huy nhiều hơn nữa.

Bên trong thành phần của tỏi đen có chứa 3 hoạt chất chính là allicin, diallyl sulfide, ajoene và các dưỡng chất khác như canxi, selen, mangan, photpho, vitamin B6, vitamin C... Khi ngâm rượu với tỏi đen sẽ mang lại các công dụng thần kỳ cho sức khỏe như:

Diệt khuẩn

Rượu tỏi đen có chứa nhiều allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả, đặc biệt còn có khả năng điều trị các bệnh lý như thương hàn, lỵ trực tràng, viêm màng não, viêm phổi...

Ngăn ngừa ung thư
Nhờ vào các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, tác dụng của rượu tỏi đen giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào, từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính.

Làm giảm mỡ máu

Một trong những công dụng tuyệt vời mà rượu tỏi đen mang lại đó là giúp làm giảm mỡ máu bằng cách giảm sự hấp thu các cholesterol xấu qua niêm mạc ruột thông qua đó bảo vệ hệ tim mạch, ngăn chặn bệnh tăng huyết áp, đột quỵ..

Tỏi đen giúp làm làm giảm mỡ máu hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa huyết khối trong mạch máu

Rượu tỏi đen giúp ngăn cản huyết khối hình thành bằng cách chống kết dính tiểu cầu, nhờ vậy giúp ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bảo vệ tim mạch

Trong rượu tỏi đen có chứa hoạt chất ajoene – đây là chất có công dụng làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu, nhờ vậy mà giúp ngăn ngừa tình trạng nghẽn mạch. 

Ngoài ra trong rượu tỏi đen còn chứa hoạt chất tương tự prostaglandin I2 (prostacyclin), chất này giúp ức chế quá trình kết tập tiểu cầu và giãn mạch vành, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng nghẽn mạch, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Cách làm rượu tỏi đen tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị: tỏi đen 200g, 1.5 lít rượu trắng 30 - 60 độ (nên dùng rượu nếp để công dụng tốt hơn) và 1 chai thủy tinh sạch để ngâm rượu.

Cách thực hiện: lột bỏ vỏ tỏi đen, rửa sạch và để ráo. Tiếp theo cho tỏi vào bình thủy tinh sạch, sau đó cho rượu nếp vào ngập bình. Cuối cùng đậy kĩ bình và ngâm rượu tỏi đen trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn để sử dụng.

Thời gian ngâm tỏi đen vào rượu tối đa là khoảng 1 tháng, khi củ tỏi màu đen dần chuyển sang màu trắng thì khi đó các dưỡng chất trong tỏi đen đã được hòa tan vào rượu hoàn toàn, đây là thời điểm thích hợp để sử dụng vì nó mang lại hiệu quả cao nhất.

Tác dụng của rượu tỏi mật ong

Chữa cảm lạnh và viêm họng

Rượu và tỏi đều là sản phẩm có tính nóng, bởi vậy nên nó được áp dụng nhiều trong việc điều trị cảm lạnh, viêm họng hiệu quả. Đồng thời nó còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu khả năng bị virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Chữa đau dạ dày

Sự kết hợp của cả ba sản phẩm rượu, tỏi và mật ong sẽ tạo nên phức hợp đầy đủ dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Một trong những lợi ích đó giảm đau dạ dày hiệu quả. Uống rượu tỏi mật ong đều đặn sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Làm đẹp da

Ngoài việc áp dụng các biện pháp dưỡng da trực tiếp bên ngoài, dùng rượu tỏi ngâm mật ong thường xuyên là cách chăm sóc làn da đẹp từ bên trong. 

Các dưỡng chất trong sản phẩm này sẽ giúp tái tạo tế bào da bị tổn thương, giảm các vết thâm nám do mụn, làm mờ sẹo cũng như hỗ trợ làn da đẹp mịn màng từ  bên trong.

Ngoài những công dụng vừa nêu trên, rượu tỏi ngâm mật ong còn giúp điều hòa huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

Cách làm rượu tỏi mật ong

Cách ngâm rượu tỏi mật ong khá đơn giản, sẽ không tốn nhiều thời gian và công sức mà vẫn tạo ra sản phẩm tuyệt vời - Ảnh minh họa: Internet

Như chính tên gọi của nó, chúng ta cần chuẩn bị rượu nếp, tỏi và mật ong. Với tỏi, nên chọn loại củ có độ già vừa phải, không bị hư hại để ngâm là tốt nhất. Đồng thời, rượu nếp nên dùng loại có nồng độ cồn cao để hỗ trợ phát huy công dụng của tỏi nhiều hơn.

Các bước thực hiện khá đơn giản, chỉ cần lột sạch vỏ tỏi, đem rửa sạch để ráo. Nếu muốn các tinh chất trong tỏi nhanh hòa tan vào rượu thì hãy cắt củ tỏi thành những lát mỏng nhé. 

Sau đó chỉ cần cho tỏi, mật ong và rượu vào bình. Đậy nắp kín bảo quản nơi khô thoáng hoặc đem chôn dưới đất khoảng 14 ngày là có thể sử dụng được.

Có thể thấy, tác dụng của rượu tỏi rất có lợi cho sức khỏe. Sử dụng rượu tỏi giúp tăng cường đề kháng, chữa được một số bệnh mà lại rất dễ thực hiện, ai ai cũng có thể làm một bình rượu tỏi để sử dụng trong gia đình.