Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ trẻ "ngậm trái đắng" khi đắp tỏi ở lòng bàn chân con chữa ho

Tin theo những lời mách nước của “chuyên gia” trên mạng xã hội, chị C. đã lấy tỏi đắp lên chân cho con mong con nhanh khỏi ho. Tuy nhiên, ho chưa khỏi, chân con chị đã phồng lên đau đớn.

Thời gian gần đây, mạng xã hội đang trở thành một công cụ để nhiều bà mẹ bỉm sữa tìm cách chữa bệnh cho con. Dù con ho, sốt, người nổi mụn, viêm họng… là họ đều nhờ vả những “chuyên gia” trên mạng xã hội. Chính vì thế, không ít bà mẹ đã phải ôm hận khi tin theo những bài thuốc "thần kỳ".

Mới đây nhất, mạng xã hội rộ phương pháp chữa bệnh bằng tỏi. Theo nhiều “chuyên gia”, con bị ho hay đau ốm gì, chỉ cần giã tỏi đắp vào lòng bàn chân, để qua đêm là bệnh sẽ tự “bay” đi.

Thế nhưng, phương pháp chữa bệnh “thần kỳ” này lại khiến chị C. mất ăn mất ngủ dài ngày, không những thế chị còn bị gia đình nhà chồng trách mắng. Chị C. cho biết, thời tiết chuyển mùa, con chị hay ho đờm, khò khè. Chị không đưa con đi viện mà vào một số nhóm hội nhờ vả các “chuyên gia” để con hết ho đờm. Chị kết hợp cả dùng thuốc và cứ ai bày gì thì làm đấy để con nhanh khỏi.

Bài viết chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến không ít bà mẹ bỉm sữa giật mình.

“Có nhiều bà mẹ mách nước đắp tỏi lên chân con là hiệu quả, nhanh lành chứ không cần dùng thêm bất kỳ thứ gì. Tôi thực hiện đúng như hướng dẫn, giã tỏi đắp vào lòng bàn chân con, để qua đêm.

Ai ngờ, sáng hôm sau dậy mở tất con ra thì không những không khỏi mà còn bị bỏng tỏi nữa. Con đau rát cả đêm không ngủ được. Mấy hôm sau nó phồng lên to rồi vỡ ra, nhìn con mà thấy xót xa. Con phải đi viện nằm mất 2 tuần”, chị C. chia sẻ.

Từ câu chuyện của chính bản thân mình, chị C. khuyên nhiều bà mẹ: “Nếu con bị đau ốm các mẹ hãy đưa con đi viện thăm khám bác sĩ. Đừng lên mạng tùy tiện nghe theo lời chỉ dẫn của ai. Sau khi nghe bác sĩ nói con 2 tuổi đắp tỏi đã là sai rồi, đây tôi còn buộc chặt để con nhanh khỏi, như vậy càng khiến con bỏng nặng hơn”.

Không chỉ có chị C., chị Hạnh (Vĩnh Phúc) cũng vì tin theo những bài thuốc trên mạng xã hội mà con chị gặp nguy hiểm. Con chị Hạnh ho nhiều ngày những không khỏi dù đã dùng thuốc. Sợ con bị biến chứng nên chị đã nhờ cậy các “chuyên gia” trên mạng. “Tôi cũng dùng tỏi đắp vào chân con, không những thế, tôi còn cho con uống cả tỏi sống. Thằng bé mới 3 tuổi cứ uống vào là nôn ra. Còn tỏi đắp vào chân phồng lên. Thời gian ấy cứ nhìn thấy con là tôi chực trào nước mắt”.

Chị Hạnh cho hay, chị bị chồng mắng, còn mẹ chồng giận chị ra mặt vì đã mù quáng tin theo những bài thuốc không có căn cứ trên mạng xã hội.

Trước việc nhiều bà mẹ tin theo cách chữa bệnh trên mạng, lương y Vũ Quốc Trung cho biết: “Có thể nói, tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp. Chúng ta cũng không thể phủ nhận công dụng của nó, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng”.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, thông tin lan truyền đắp tỏi tươi chữa ho cho trẻ là sai lầm và rất nguy hiểm. Đối với trẻ nhỏ, da vẫn còn non, mỏng, nếu đắp tỏi trực tiếp lên da, thời gian quá lâu, bị bịt kín có thể gây rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước, nặng có thể bị phỏng da.

"Khi con ho, đau ốm, các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh. Đừng mù quáng tin theo những lời mách nước không có cơ sở trên mạng xã hội", vị lương y đưa ra lời khuyên.

Theo Mai Thu/Người Đưa Tin

Tin liên quan

Sự thật mắt cô bé ở quận Thủ Đức tăng độ liên tục

Chỉ trong 3 tháng, mắt con gái tôi từ 1,5 độ đã tăng đến 2,5 độ. Nhiều người bảo nên...

Cách làm món bánh chuối yến mạch thơm ngon cho bé ăn dặm

Bé sẽ "ăn lấy ăn để" những món bánh chuối yến mạch mẹ làm tại nhà chỉ với các bước...

Kỹ thuật lau mát hạ sốt cho trẻ tại nhà cha mẹ nào cũng nên biết

Lau mát hạ sốt cho trẻ tại nhà sau khi con uống thuốc khoảng 30 phút sẽ giúp cơ thể...

Những điều cha mẹ cần biết để chăm sóc răng sữa cho trẻ em theo hướng dẫn của chuyên gia

Răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng với trẻ em. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc...

Trẻ nhỏ có nên thường xuyên ăn phủ tạng động vật?

Tôi nghe nói trẻ em ăn phủ tạng động vật sẽ không tốt vì trong phủ tạng có nhiều chất...

Phòng bệnh còi xương ở trẻ em

Bệnh cói xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa...

Bật mí giải pháp hiệu quả khi trẻ kén ăn

Dinh dưỡng cho trẻ luôn là vấn đề làm nhiều người lo lắng. Những lời khuyên đơn giản sau...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình