Trong những loại rau mùa Đông, chúng ta không thể không nhắc đến rau cải xoong. Nếu theo danh sách công bố của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ về những loại rau tốt cho sức khỏe nhất, nhiều dưỡng chất nhất thì: Bắp cải (91,99 điểm), củ cải đường (89,27 điểm), củ cải xanh (87,08 điểm), rau bina (86,43 điểm).... còn rau cải xoong (100 điểm). 

CDC nhận định, các tiêu chuẩn cần đáp ứng dựa trên nồng độ vitamin và khoáng chất thiết yếu của mỗi loại rau, quả. Trong đó, rau cải xoong đạt số điểm tuyệt đối về mật độ dinh dưỡng, không loại rau nào khác đạt điểm số này. 

Ảnh minh họa

Theo khoa học, trong mỗi chén cải xoong chứa 100% lượng Vitamin K được khuyến cáo nên bổ sung hàng ngày. 2 chén cải xoong tươi khoảng 70 gram chỉ chứa 7 calo, trong khi đó lại mang tới 212% Vitamin K, 48% Vitamin C, 44% Vitamin A, 8% Canxi, 8% Mangan, 6% Kali. Ngoài ra, chúng còn có 4% Vitamin E, Thiamin, Riboflavin, Vitamin B6, Magiê và Phốt pho.

Theo Đông y, cải xoong có tính hàn, vị đắng. Chúng có tác dụng lợi tiểu, giải độc gan, giúp tiêu hóa tốt. Thường dùng để chữa các chứng bí tiểu, lao phổi, viêm phế quản, tiểu đường và những chứng bệnh khác. Ngoài ra, các chất trong cải xoong có thể giúp làm giảm huyết áp.

Theo các tài liệu cổ, cải xoong là một trong những loại rau xuất hiện trong các nền văn minh Hy Lạp, Ba Tư và La Mã cổ đại. Rau có vị cay, thậm chí còn xuất hiện trong thực đơn vào Lễ Tạ ơn đầu tiên.

Theo BBC, những người bán hàng rong ở London (Anh) dưới thời Victoria còn coi cải xoong là "bánh mì của người nghèo". Suốt cả nghìn năm, thứ rau này còn dùng trong mục đích y tế trên khắp lãnh thổ châu Âu và châu Á.

5 công dụng tuyệt vời của rau cải xong với sức khỏe

Ảnh minh họ

Tăng miễn dịch cho cơ thể

Trong 34gram cải xoong cơ chứa 15mg vitamin C. Hàm lượng này chiếm 20% nhu cầu vitamin C hàng ngày của nữ giới và 17% nhu cầu hằng ngày của nam giới.

Vì thế, cải xoong rất tốt cho hệ miễn dịch, kích thích các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng sản xuất nhiều hơn, và từ đó cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Trong cải xoong có glucosinolates, khi chúng ta nhai hoặc cắt cải xoong, chất này giúp kích hoạt thành các hợp chất isothiocyanates có tác dụng chống ung thư như phổi, da, ruột kết, tuyến tiền liệt và ung thư vú, bằng cách: Bảo vệ các tế bào khỏe mạnh, tránh bị tổn thương hoặc hư hại; làm "vô hiệu hóa" các hóa chất gây ung thư; ngăn chặn các khối u phát triển và lan rộng.

Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Cải xoong có chứa carotenoids giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Ngoài ra còn có nitrat, có vai trò giảm viêm, giảm độ cứng và độ dày của mạch máu giúp các mạch máu khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, ăn cải xoong cũng giúp giảm cholesterol từ đó nâng cao sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu trên 500.000 người đã cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim sẽ giảm đi 16% khi họ ăn rau cải xoong.

Chống loãng xương

Cải xoong có hàm lượng cao các khoáng chất như phốt pho, kali, magie, canxi và vitamin K. Các khoáng chất này tạo nên loại protein có tên Osteocalcin giúp mô xương khỏe mạnh, điều chỉnh sự biến đổi xương.

Giúp hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn đang tìm thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng lại cực ít calo thì cải xoong chính là một trong những lựa chọn tốt nhất. Chính vì thế, những ai đang theo chế độ giảm cân thì nên bổ sung cải xoong vào thực đơn của mình nhé.

6 món ăn bài thuốc trị bệnh từ rau cải xoong

Rau cải xoong còn tốt cho người lao phổi, viêm phế quản kinh niên, người bị chảy máu chân răng...

Ảnh minh họa

- Khi bị lao phổi ho ra máu: ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, đối với những người bị lao phổi ho ra máu, dùng khoảng 200g cải xoong và 6g trần bì (vỏ quít để lâu năm) nấu nước uống. Hoặc cho vào 500ml đun cạn còn 200ml, chia uống sáng chiều.

Mỗi tuần uống như vậy 3 lần, bệnh nhân sẽ thấy trong người dễ chịu khi ho, đờm dễ ra, ngực thấy nhẹ, dễ thở, nhờ đó mà có lợi cho phổi.

- Hỗ trợ trị lao phổi: 150g cải xoong nấu canh cùng với 150g phổi lợn ăn vào buổi sáng. Buổi chiều lấy 1 nắm cải xoong trộn giấm với 100g thịt bò xào tái. Ăn liên tục trong nhiều ngày.

Món ăn bài thuốc này vừa ngon miệng, dễ ăn, lại hỗ trợ làm cho mát phổi, đỡ tức ngực, khó thở.

- Trị viêm phế quản: Lấy 150g cải xoong, 50g lá tía tô, 5g gừng tươi. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống 3 lần/ngày. Tía tô kết hợp với cải xoong, gừng trị viêm phế quản.

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Cải xoong 150g, củ cải 30g, cần tây 10g, cải bắp 20g, cà rốt 15g, tía tô 10g. Tất cả rửa sạch, giã nát hoặc ép lấy nước uống, ngày 1 cốc.

- Chữa thiếu máu, hoa mắt chóng mặt do thiếu sắt: Cải xoong 300g, luộc ăn hằng ngày, liền 15 ngày bệnh sẽ giảm mạnh.

- Giúp phòng bệnh bướu cổ: Cải xoong 200g, cà chua 1 quả, rau mùi, kinh gới 10g, dầu ăn, gia vị, giấm. Cách làm: Cải xoong, cà chua, rau gia vị rửa sạch, để ráo. Cà chua thái lát. Cải xoong trần qua nước sôi, rau mùi, kinh giới thái nhỏ, cà chua thái lát. Tất cả đem trộn đều với giấm, gia vị ăn thay rau. Mỗi tuần nên ăn 3 lần. Bài thuốc này đơn giản, dễ làm nhưng giúp tăng cường iốt phòng bệnh bướu cổ hiệu quả.

3 lưu ý cần tránh khi ăn cải xoong

- Rau cải xoong thường được trồng dưới nước, nơi sinh sống của nhiều loại động vật ký sinh như sán lá gan, vắt, đỉa. Do đó, không nên ăn cải xoong sống hoặc tái. Khi mua nên chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch và kỹ.

- Những người dùng thuốc chống đông máu nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thêm nhiều cải xoong vào chế độ ăn uống của mình. 

Khi uống nước canh hoặc nước cải xoong nấu chín sẽ đi tiểu nhiều, vì vậy người bệnh không nên uống vào buổi tối, để khỏi phải thức dậy đi tiểu, làm mất giấc ngủ.