Cây cỏ máu là cây gì?

Cây cỏ máu tên khoa học là Sagrentodoxaceae, thuộc họ huyết đằng. Cây cỏ máu thuộc dạng cây leo, thân gỗ có đường kính từ 3 – 4 cm, sống tựa vào các loại cây gỗ lớn. Loài cây này thường sinh trưởng tốt dưới các tán cây rừng, ở những vùng rừng rậm có nhiều cây gỗ lớn, nhất là những vùng rừng nguyên sinh. Ở những khu vực đồi núi thấp thì loài cây này ít xuất hiện

Ở nước ta cây cỏ máu phân bổ ở các tỉnh miền núi như Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Bình, Lâm Đồng,... đặc biệt ở khu vực rừng Trường Sơn có rất nhiều loại cây này.

Do có nhựa cây đỏ như máu nên người dân người gọi là cây cỏ máu - Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều loại cây có hình dáng tựa cây cỏ máu, không đem lại công hiệu nhưng dễ bị nhầm lẫn. Cách nhận biết cây cỏ máu là cây có lá kép, gồm 5 – 7 hoặc 9 lá chét cộng lại. Lá chét có dạng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới sần với mặt trên màu tươi hơn mặt dưới. Hoa cây xếp sát nhau và có màu đỏ như máu. Quả cây có hình trứng, màu nâu đỏ, vỏ ngoài có lông mịn.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây cỏ máu chính thân cây rất cứng, khi chặt thì sẽ chảy ra một loại nhựa màu đỏ trông như máu. Đó cũng chính là lý do mà người ta gọi loại cây này là cỏ máu.

Bộ phận chính được sử dụng làm thuốc là phần thân cây. Người dân địa phương thường hay chặt những cành cây bằng cổ tay, về chặt thành từng miếng mỏng, phơi khô dùng dần. Dù đã để khô lâu ngày, nhưng cây cỏ máu tự nhiên khi đun nước vẫn ra nước màu đỏ, mùi vị đặc trưng.

Cây cỏ máu có tác dụng gì?

Các bài thuốc từ cây cỏ máu xuất hiện ở người dân tộc vùng cao từ xa xưa đến nay, thời gian gần đây thì cây cỏ máu nổi lên như một loại “thần dược” được nhiều người rao bán trên các diễn đàn online, vậy thực sự tác dụng của cây cỏ máu là gì?

Người đồng bào miền núi thường phơi khô cây cỏ máu và nấu nước uống hằng ngày như nước trà xanh - Ảnh minh họa: Internet

Trong Đông y, cây cỏ máu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông khí hoạt lạc. Rễ cây có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.

Cây cỏ máu mang lại các công dụng hữu ích, bảo vệ sức khoẻ như: kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác ngon miệng, hỗ trợ cơ thể hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện cân nặng, đẹp da. Làm mát gan và hạ men gan hiệu quả.

Vì những tác dụng của cây cỏ máu này mà nhiều người bán “thổi phồng” cây thuốc này có thể làm tăng 2 – 3 kg sau một thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, chưa có một tài liệu y học nào khẳng định uống nước cây cỏ máu giúp tăng cân, người bệnh nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong một vài trường hợp nếu chúng ta lạm dụng thì có thể gây nên hiện tượng táo bón, nóng trong người.

Mặc dù cây cỏ máu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng có tác dụng phụ gây táo bón, khô họng - Ảnh minh họa: Internet

Một loại cây không thể có tác dụng tăng cân, nếu cơ thể suy nhược thì đông y có bài thuốc bổ huyết, bổ âm, bổ dương, bổ tỳ vị… từ bài thuốc kết hợp lại với nhau.

Tuỳ từng đối tượng, liều dùng, cách dùng khác nhau theo chỉ định của người có chuyên môn sau khi đã được thăm khám trực tiếp. Chúng ta không nên nghe theo lời đồn thổi rồi tự ý uống, để dẫn tới ngộ độc, “tiền mất tật mang”.

Cây cỏ máu có lợi sữa cho phụ nữ sau sinh không? Một trong những nỗi lo của phụ nữ sau sinh là không đủ sữa mẹ để nuôi con. Ngoài các cách như kích sữa bằng máy hút sữa, uống thuốc lợi sữa thì các loại cây thảo dược thiên nhiên có tác dụng lợi sữa cũng rất được ưa chuộng.

Cây cỏ máu tác dụng hồi phục sức khoẻ sản phụ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này có tác dụng giúp hồi phục sức khoẻ của sản phụ vô cùng tuyệt vời. Những phụ nữ miền núi cách từ 2 – 3 ngày sau khi sinh sử dụng thuốc có thể lên rẫy làm việc bình thường. Ngoài ra, nước uống của cây cỏ máu cũng có tác dụng lợi sữa, đẹp da, giúp chị em nhanh lấy lại vóc dáng trước khi sinh.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh bị mất sữa, sữa loãng thì nên bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, nếu vẫn không khắc phục được thì nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám chính xác.

Vậy cây cỏ máu có tốt cho bà bầu không cũng là thắc mắc của nhiều người. Các chuyên gia y tế khuyên rằng phụ nữ đang mang thai thì không nên sử dụng loại cây này để tránh những tác dụng phụ cho mẹ và bé.

Hãy cùng khám phá những bài thuốc trị bệnh từ cây cỏ máu tốt cho sức khoẻ như sau:

Chữa kinh nguyệt không đều, khí huyết hư, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi

Cỏ máu 16 gam, ích mẫu 12 gam, ngưu tất 10 gam, nghệ vàng 6 gam. Mỗi ngày sắc 1 thang để uống, uống liên tục trong vòng từ 5 – 10 ngày.

Trị đau lưng, mỏi gối

Bài thuốc dùng cây cỏ máu, rễ trinh nữ, tỳ giải, ý dĩ mỗi loại 10 gam, cỏ xước 12 gam, rể lá lốt, quế chi, thiên niên kiên mỗi loại 8 gam, trần bì 6 gam sắc lấy nước uống.

Trong Đông y, cây cỏ máu kết hợp với các loại cây thảo dược khác có tác dụng chữa bệnh đau lưng, mỏi gối - Ảnh minh họa: Internet

Bổ trợ cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm

Lấy 90 gam cây cỏ máu phơi khô, đem rửa sạch sắc nước uống. Cho thêm 1 – 2 quả trứng gà nấu thành canh, kiên trì ăn món này trong vòng 5 – 7 ngày sẽ bồi bổ sức khoẻ rất là tốt.

Điều trị thiếu máu, hư lao

Dùng 200 – 300 gam cây cỏ máu phơi khô, tán nhỏ, đem ngâm cùng 1 lít rượu trong 7 – 10 ngày, mỗi ngày dùng 25 ml. Để đạt kết quả cao nhất, bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác như hà thủ ô, đan sâm, thục địa để nấu nước uống hằng ngày.

Chữa đau dạ dày

Người bị bệnh đau dạ dày thường xuyên đối mặt với những cơn đau gây khó chịu trong ăn uống hằng ngày. Để khắc phục tình trạng trên, có thể lấy 16 – 20 gam cây cỏ máu sắc nước hoặc ngâm rượu uống một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Cách sử dụng cây cỏ máu

Cách sử dụng cây cỏ máu đơn giản nhất là sắc uống thay nước lọc hằng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Cây cỏ máu có thể được sắc uống, dùng ngâm rượu hoặc nấu cao. Cách sử dụng phổ biến là dùng khoảng 50 gam hoặc 100 gam thân cây cỏ máu khô, rửa sạch, đem đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 15 đến 20 phút.

Đun cho đến khi nước sau khi đun sẽ có màu đỏ tươi như màu máu, khi uống vào nó có vị hơi chát, mát, ngọt cuống họng là được. Có thể dùng hằng ngày thay cho nước lọc, để trong ngăn mát hoặc thêm đá uống cho mát.

Ngoài ra, có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để đem lại hiệu quả tốt hơn như cây cỏ sữa, cây cỏ ngọt,…

Một loại cây thảo dược chỉ khi sử dụng đúng cách mới đem lại tác dụng của cây cỏ máu, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho người dùng. Khi mua về sử dụng, bạn cần chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ và có lời tư vấn sử dụng từ những người có chuyên môn.

Ngoài việc sử dụng thuốc đúng cách, chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học cùng vận động hợp lý thì mới có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.