Bạn có từng ăn uống rất nhiều khi bản thân đang bị stress? 
Việc tìm kiếm sự thoải mái, giải tỏa căng thẳng bằng thức ăn là điều phổ biến và đó là một phần của cái gọi là là ăn uống theo cảm xúc (emotional eating).

Ăn uống theo cảm xúc có các biểu hiện như sau:
- Sự thèm ăn đến rất đột ngột
- Bạn chỉ thèm một vài món ăn nhất định
- Bạn ngấu nghiến ăn mà không cảm thấy no
- Cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ vì việc ăn uống

Những người ăn uống theo cảm xúc có thể ăn nhiều lần một tuần hoặc nhiều hơn để ngăn chặn và làm dịu cảm giác tiêu cực. Ăn uống theo cách này dẫn đến tình trạng dư thừa một số chất, khiến họ bị tăng cân và mắc một số bệnh như béo phì, thừa cân, ...

Nguyên nhân khiến bạn ăn uống theo cảm xúc

Bất cứ vấn đề căng thằng nào do các nguyên nhân như lo lắng về tài chính, công việc, sự nghiệp, gia đình, mối quan hệ, đều là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc ăn uống theo cảm xúc.

Ngoài căng thẳng, những thay đổi của hormone hoặc do cả hai nguyên nhân thay đổi hormone và căng thẳng kết hợp lại cũng dẫn đến ăn uống theo cảm xúc.

Cả nam và nữ đều bị ảnh hưởng bởi ăn uống theo cảm xúc. Nhưng theo các nghiên cứu khác nhau, việc ăn uống theo cảm xúc phổ biến với phụ nữ hơn là nam giới.

Tại sao căng thẳng lại khiến bạn ăn nhiều?

Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến cảm giác trống rỗng hoặc khoảng trống cảm xúc. Thức ăn được cho là cách để lấp đầy những khoảng trống đó và tạo ra cảm giác "no" hoặc no tạm thời.

Làm sao để ngăn việc ăn uống theo cảm xúc?

Tìm những cách khác để đối phó với căng thẳng

Khám phá ra một cách khác để đối phó với những cảm xúc tiêu cực thường là bước đầu tiên để khắc phục tình trạng ăn uống theo cảm xúc. Thay vì ăn, bạn có thể viết nhật ký, đọc sách hoặc tìm một vài phút để thư giãn và giảm bớt căng thẳng trong ngày.

Cần có thời gian để chuyển tư duy của bạn từ việc tìm kiếm thức ăn sang tham gia vào các hoạt động giảm căng thẳng khác. Vì vậy, hãy thử nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau để tìm ra cách giảm căng thẳng phù hợp với bạn.

Di chuyển, vận động cơ thể

Một số người cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi tập thể dục thường xuyên. Đi bộ, chạy bộ quanh khu nhà hoặc tập yoga nhanh có thể hữu ích trong những lúc căng thẳng hoặc buồn, thất vọng,…

Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu tập yoga trong 8 tuần. Sau đó, họ được đánh giá dựa trên sự chú ý và sự hiểu biết sâu sắc. Nói một cách cơ bản là sự hiểu biết của họ về bản thân và về các tình huống xung quanh họ.

Kết quả cho thấy tập yoga thường xuyên có thể là một biện pháp phòng ngừa hữu ích giúp giải tỏa các trạng thái cảm xúc như lo lắng và trầm cảm.

Tập thiền

Có nhiều nghiên cứu ủng hộ việc thiền như một phương pháp điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ và ăn uống theo cảm xúc.

Hít thở sâu là cách thiền đơn giản mà bạn có thể thực hiện hầu như ở bất cứ đâu. Ngồi trong không gian yên tĩnh và tập trung vào hơi thở, từ từ hít vào và thở ra.

Viết nhật ký ăn uống

Ghi chép lại những gì bạn ăn và thời gian bạn ăn có thể giúp bạn xác định các yếu tố kích thích dẫn đến tình trạng ăn uống theo cảm xúc.

Mặc dù không phải ai cũng muốn ghi chép nhật ký ăn uống, nhưng hãy cố gắng viết chi tiết tất cả mọi thứ bạn ăn dù lớn hay nhỏ, dù nhiều hay ít, và ghi lại những cảm xúc bạn đang cảm thấy trong khoảnh khắc đó.

Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn phương pháp điều trị y tế, nhật ký ăn uống có thể là một công cụ hữu ích cho quá trình trị liệu của bạn.

Ăn uống theo chế độ lành mạnh

Đảm bảo bạn hấp thu đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng là một điều rất quan trọng. Có thể khó phân biệt giữa cơn đói thực sự và cơn đói do cảm xúc. Nếu bạn ăn uống đầy đủ suốt cả ngày, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra khi nào bạn ăn nhiều do chán nản, buồn hoặc căng thẳng.

Bạn có thể ăn các món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau, bỏng ngô, các thực phẩm ít chất béo và ít calo khác.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Bạn nên tìm cách thoát khỏi sự cô lập trong những khoảnh khắc buồn bã hoặc lo lắng. Một cuộc điện thoại nhanh cho bạn bè hoặc gia đình cũng có thể làm nên điều kỳ diệu cho tâm trạng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được sự giúp đỡ từ họ. Bạn cũng có thể tìm đến một chuyên gia tư vấn và nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ họ.

Loại bỏ sự xao lãng khi ăn

Khi bạn ngồi ăn trước ti vi, máy tính, điện thoại, ... khiến bạn bị xao nhão, mất tập trung. Bằng cách tập trung khi ăn, bạn có thể cảm nhận được việc mình đang ăn và cảm xúc của mình khi đang ăn. Một số người thậm chí còn thấy hiệu quả khi tập trung nhai từ 10 đến 30 lần trước khi nuốt một miếng thức ăn.