Bài thuốc đông y trị phát ban và rôm sảy
1.Đặc điểm tổn thương và nguyên nhân bệnh sinh
Biểu hiện: Vùng đầu, mặt có từng mảng hay rải rác ban đỏ, ngứa gãi, có thể phát sốt, sợ gió.
Nguyên nhân: Do nhiệt và thấp.
Da lông có mối quan hệ chặt chẽ với phế, khi phế nhiệt táo dễ bị bệnh ngoài da, táo bón.
Phế có thể coi là cơ quan hô hấp cho nên bệnh ngoài da ảnh hưởng đến hô hấp và bệnh hô hấp sinh bệnh ngoài da. Da phát ban đỏ, trẻ có thể húng hắng ho và cảm giác khô khát. Sờ toàn thân da nóng. Bệnh phát hiện sớm, chữa sớm thì mau lành, để lan toàn thân có thể gây nhiều biến chứng phức tạp nặng nề hơn.
Phòng bệnh: Hạn chế ăn đường và các loại quả ngọt chứa nhiều đường như mít, nhãn, xoài, dứa, vải... Thay bằng các loại trái cây nhiều nước như dưa, củ đậu, cháo đậu xanh, cháo đậu đen, nước sắn dây, nước chanh hoặc uống nước nhân trần phối hợp với hòe hoa…
2. Bài thuốc điều trị phát ban và rôm sảy
2.1 Phát ban hay mảng ban đỏ rải rác, ngứa, phát sốt, sợ gió
Bài thuốc: Mạch nha 6g, liên kiều 6g, phòng phong 4g, hoàng cầm 4g, huyền sâm 4g, cúc hoa 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang; phối hợp với các thuốc sau: Sa sàng tử 20g, kim ngân hoa 20g, tô mộc 30g... đun nước rửa.
2.2 Phát ban có nốt lở loét chảy nước, ngứa nhiều
Đông y cho đó là nhiệt độc kiêm thấp có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Kim ngân 6g, hoàng bá 4g, bạch tiểu bì 4g, cam thảo 4g, liên kiều 4g, cúc hoa 4g, phòng phong 4g, sa tiền tử 4g, kinh giới 6g, thương truật 6g, phục linh 6g, ý dĩ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hoàng bá 6g, kinh giới 6g, kim ngân hoa 8g, huyền sâm 6g, phòng phong 6g, đan bì 4g, liên kiều 6g, ý dĩ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.3 Phát ban đỏ, có ít nước thấm rỉ ra, phát sốt, khát, tiểu vàng, rêu lưỡi nhớt
Bài 1: Thanh đại 6g, bạch cập 6g, hoàng kỳ 6g, bạch chỉ 4g, hoắc hương 4g, cam thảo 4g, nhũ hương 4g, thương truật 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hoàng liên 4g, huyền sâm 6g, phòng phong 6g, đan bì 6g, sinh địa 4g, kinh giới 6g hoàng cầm 6g, cát cánh 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.4 Rôm sảy, nổi nhiều nốt đỏ mọng nước từng vùng hoặc toàn thân, gây ngứa. Trẻ nhỏ vì rôm sẩy mà quấy khóc, kém ăn, kém ngủ…
Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:
Bài 1: Sinh địa 4g, kim ngân hoa 8g, cam thảo 4g, bạch chỉ 4g, phòng phong 6g, hoàng cầm 6g, kinh giới 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Phòng phong 6g, kim ngân hoa 6g, đan bì 4g, sinh địa 6g, hoàng bá 4g, cam thảo 4g, thương truật 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thuốc dùng ngoài:
Băng phiến 4g, hàn thủy thạch 10g, hoạt thạch 30g. Các vị thuốc tán bột mịn bôi lên chỗ rôm sẩy, ngày bôi 1-2 lần.
6 điều nên làm để vùng kín luôn sạch sẽ
Việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp vùng kín luôn sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các tác...
Điều cần làm để tránh tái nhiễm giun kim
Giun kim là loại dễ bị tái nhiễm nhất nếu bạn không phòng ngừa cẩn thận, thậm chí dù đã...
Điều bất ngờ gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày?
Cả hai đều là gia vị nhà bếp quen thuộc, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhưng ăn...
6 loại thực phẩm là ‘khắc tinh’ của ung thư, món nào cũng rẻ và được bày bán đầy chợ...
Đây đều là những thực phẩm quen thuộc nhưng lại rất ít người biết rằng chúng có khả năng ngăn...