Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân, cách điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Não là cơ quan chiếm khối lượng rất nhỏ nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng để có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu thiếu máu, hoạt động của các tế bào não ngay lập tức bị rối loạn, thậm chí có khả năng chết.
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, bệnh viện Trung ương quân đội 108 thông tin, thiếu máu não có 2 loại: Thiếu máu não cấp tính (nguy kịch đến tính mạng) và thiếu máu não mạn tính. Trường hợp thiếu máu não mạn tính gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não là: Đau đầu âm ỉ, đau vùng đỉnh đầu, đau toàn đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,... thậm chí rối loạn tâm thần.
Đặc biệt, các triệu chứng này lại nằm trong rất nhiều bệnh khác như: Cao huyết áp, bệnh mạch vành,… Do đó, khi thấy các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não, nên đi khám bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm về lâm sàng, chẩn đoán bệnh chính xác.
Nếu như trước đây, đối tượng mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não là những người từ trung niên trở lên thì hiện nay, căn bệnh đang trẻ hóa. Những năm gần đây, thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ xuất hiện nhiều hơn, các nguyên nhân được xác định chủ yếu là chế độ sinh hoạt không điều độ, thức quá khuya và lối sống lười vận động.
Nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn não
Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn não là tất cả những gì làm cho lượng máu lên não bị giảm.
Nguyên nhân hàng đầu gây ra thiểu năng tuần hoàn não là xơ vữa động mạch. Theo thống kê, có khoảng 80% bệnh nhân thiếu máu não là do xơ vữa động mạch. Tình trạng này khiến lòng mạch máu bị hẹp nên quá trình vận chuyển máu đến não bị trì trệ, khiến não bị thiếu oxy trầm trọng.
Thứ 2 là các nguyên nhân liên quan đến tổn thương như: Tình trạng chèn ép của các khối u, chèn ép động mạch não,… cũng gây khó khăn cho quá trình vận chuyển máu lên não. Những tổn thương khác như dị dạng mạch máu, hẹp van tim cũng là nguyên nhân đáng lưu ý. Khi còn nhỏ, mức độ hoạt động trí óc còn ít nên sự ảnh hưởng không đáng kể nhưng khi lớn chúng ta phải hoạt động trí óc liên tục thì sự tác động rất lớn.
Thứ 3, người bị huyết áp thấp mạn tính cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Quả tim có lực co bóp đủ để bơm máu lên đến não. Khi huyết áp bị giảm, sự co bóp để dẫn truyền máu lên não cũng bị giảm.
Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại ồn ào, ô nhiễm môi trường cùng áp lực công việc căng thẳng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, uống nhiều rượu bia... khiến chúng ta dễ dàng mắc phải căn bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?
Thiểu năng tuần hoàn não ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc. Do máu lên não kém nên mọi hoạt động của cơ thể đều bị suy giảm, hay quên, cáu gắt, giảm ham muốn tình dục, luôn có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, tê bì tay chân,.... Nếu không điều trị đúng cách, đây là nền tảng xuất hiện đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não,... ảnh hưởng lớn đến tính mạng.
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn cho biết: "Chúng ta thường chủ quan, coi đó như bệnh giả vờ và không đi thăm khám. Đến 1 lúc nào đó, thiểu năng tuần hoàn não kết hợp với đái tháo đường, cao huyết áp,... sẽ dẫn đến đột quỵ, thậm chí tử vong. Do đó, đừng xem thường căn bệnh thiểu năng tuần hoàn não, chúng ta phải đi khám sức khỏe định kỳ".
Cách chữa thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não có chữa khỏi không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Để điều trị thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả, người bệnh cần phải đi khám thường xuyên để xác định nguyên nhân gây ra bệnh, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tái phát cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não không được chủ quan, cần điều trị dứt điểm và tái khám định kỳ. Việc kiểm soát huyết áp, mỡ máu, thoái hóa cột sống cổ,... rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý, không nên lạm dụng rượu bia, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
Bác sĩ Toàn khuyên chúng ta nên thường xuyên đi khám sức khỏe. Đặc biệt, khi bị đau đầu chóng mặt kéo dài, phải đi khám bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm (nếu thấy cần thiết) chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....