Ba sai lầm khi mặc đồ lót của phụ nữ khiến bệnh phụ khoa tìm đến liên miên, đến chồng cũng phải "chạy dài"
Đồ lót có thể nói là trang phục cá nhân quan trọng nhất của phụ nữ. Do cấu trúc sinh lý và thể chất đặc biệt nên khi lựa chọn đồ lót, các chị em cần thận trọng bởi một số vi khuẩn và mảnh vụn trên đồ lót có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Phụ nữ khi mặc quần lót nên tránh một số thói quen xấu để phòng ngừa mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Không giặt đồ lót kịp thời
Một số phụ nữ không giặt đồ lót theo ngày. Nếu đồ lót không được giặt kỹ lưỡng và đúng cách, thay ra liền bị vất vào giỏ và để lâu sẽ khiến một số bụi bẩn và virus bám trên quần, dẫn đến hàng loạt bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Sau khi thay đồ lót, bạn nên giặt sạch kịp thời để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn cũng nên giặt riêng đồ lót, không nên giặt chung với quần áo bình thường, tránh nhiễm khuẩn chéo.
Theo quy tắc vệ sinh cơ bản, nên thay đồ lót hàng ngày sau khi tắm. Đồ lót đã giặt cần sấy khô hoặc phơi nắng cho khô ráo, tránh dùng đồ ẩm ướt có thể gây nấm mốc. Khi phát hiện dấu hiệu đũng quần vàng, có nấm mốc, lập tức vất bỏ vì chúng có thể gây nhiễm mốc sang quần áo khác. Về mặt thẩm mỹ, những chiếc quần như vậy đủ khiến các ông chồng "chạy dài".
2. Không thay đồ lót thường xuyên
Nhiều chị em mắc bệnh phụ khoa do giữ vệ sinh kém, mặc quần lót mà lười thay. Nhiều người mặc quần lót và dùng kèm băng vệ sinh hàng ngày, dần có tâm lý thay băng không cần thay quần. Nên lưu ý, trong ngày "đèn đỏ", kể cả dùng băng vệ sinh, vẫn cần thay quần lót. Bởi vì mồ hôi có thể thấm vào mông, chảy từ lưng xuống... làm chiếc quần bốc mùi và dễ sinh vi khuẩn.
Luôn giữ vệ sinh khi mặc đồ lót. (Ảnh minh họa).
3. Mặc đồ lót hết hạn sử dụng
Đồ lót mới có độ thấm hút tốt, dễ thu dịch mồ hôi, dịch nhầy... Tuy nhiên, theo thời gian, món đồ đó có thể trở nên cực kỳ cứng và khó chịu khi mặc do chùng, nhão vì vật liệu biến chất. Mặc đồ lót như vậy gây ra hai bất tiện lớn: thứ nhất là không tạo được "phom" cơ thể, thứ hai là không đảm bảo vệ sinh do không thấm hút mồ hôi, dịch tiết ra từ cơ thể, dẫn đến viêm nhiễm.
Vì vậy, các chị em đừng đợi đến khi cảm thấy khó chịu mới nghĩ đến việc thay đồ lót. Thông thường, bạn nên thay quần nhỏ sau 3-6 tháng sử dụng.
Các chuyên gia cũng lưu ý nên mua quần đúng kích cỡ. Quần không đúng cỡ sẽ tạo cảm giác bất tiện. Quần chật gây bó, bí bức, quần rộng gây xộc xệch, không đảm bảo tính thẩm mỹ, càng làm bạn thấy khó chịu.
Nên chọn các loại chất liệu như cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, có khả năng điều hoàn thân nhiệt làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông; hoặc lụa tạo cảm giác mát, dịu...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.