Bà mẹ ung thư giai đoạn cuối vẫn sinh con khoẻ mạnh, bí quyết như thế nào?
Ung thư khi đang mang bầu
Những ngày qua, thông tin về phụ nữ mang thai bị ung thư vú giai đoạn cuối đã mổ sinh con an toàn khiến dư luận quan tâm. Gia đình chị Yên cũng cảm thấy vui lây vì chị cũng từng trải qua những tháng ngày như thế. Chỉ ai đứng trên nỗi đau của bệnh tật, niềm hạnh phúc chờ đón con chào đời mới hiểu cảm giác này.
Chị Yên kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện của chị. 6 năm trước, chị mang thai bé Bống ở tháng thứ 5 thì phát hiện ung thư vòm họng, di căn hạch do thường xuyên chảy máu mũi.
Đang mong ngóng ngày con chào đời, vợ chồng chị Yên lại bước vào cuộc chiến chống ung thư. Sinh con hay đình chỉ thai nghén để chữa bệnh? Đó cũng là câu hỏi của bác sĩ khi tư vấn cho chị.
Không ngần ngại, chị nói sẽ sinh con. Thai nhỉ 24 tuần tuổi hay 6, 7 tuần chị vẫn cố gắng sinh con. Chị Yên cho rằng con đã có duyên tới với mình thì sự sống 1 năm, 2 năm của mình có thể dừng nhưng sự sống vài chục năm của con mình không được phép bỏ.
Chị quyết định sinh con dù bạn bè, người thân cũng góp ý nên chữa bệnh trước còn mẹ sẽ có con. Bỏ qua hết, chị Yên vẫn kiên định với suy nghĩ “thà chết vẫn sinh con”.
Chị từ chối điều trị và chỉ uống thuốc giảm đau. Căn bệnh ung thư vòm họng khiến chị đau đầu như búa bổ. Ngày nào chị cũng nằm và nhờ người thân bóp đầu. Đau quá, chị chỉ dám uống viên giảm đau thông thường nhưng cũng chỉ được nửa tiếng thuốc hết tác dụng lại đau.
Đau đầu chưa kinh khủng bằng ăn gì nôn ra hết. Chị Yên kể ăn một chút cháo cũng nôn, cốc nước cũng nôn. Chị cầu nguyện bề trên cho chị được ăn, được uống vì chị không sao nhưng con chị phải lớn. Chị nghĩ rằng con phải tăng cân để khi bé chào đời bé có thể khoẻ mạnh.
26 tuần, bé được 1,1 kg, 32 tuần tăng được 1,4 kg. Nỗi ám ảnh về bệnh tật với chị không lớn bằng việc em bé trong bụng chị có khoẻ không. Mỗi lần đi siêu âm thai, bác sĩ lại than phiền “bé chậm tăng cân lắm, cố gắng ăn nhé”. Về nhà, chị Yên cố ăn và cứ nôn ra lại ăn tiếp chỉ mong con có thể nhận thêm chút dinh dưỡng từ bà mẹ tội nghiệp.
Sinh con từ nghị lực
32 tuần, bệnh của chị Yên đã tiến triển nặng, có hạch di căn và mắt mờ một bên. Chị vẫn cố gắng chiến đấu vì muốn con được “ già dặn” trong bụng mẹ để bé chào đời dù không có mẹ ở bên vẫn khoẻ mạnh được.
Chị Yên kể lúc ấy sự chịu đựng của chị dường như đã hết. Chị chỉ nằm một chỗ thở cũng không được, ôm đầu khóc cũng không xong. Nghĩ đến con, con sắp chào đời chị lại cố nhắm mắt cầu nguyện. Ngày ngủ được 1, 2 tiếng còn lại chỉ cứ nghĩ về con.
Khi thai nhi được 36 tuần, bác sĩ mổ bắt thai và chị được chuyển sang điều trị ung thư. Chị không nhìn được mặt con mình bởi ca mổ con chị cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc đôi mắt chị mù vĩnh viễn do biến chứng từ ung thư vòm họng.
Bé Bống được điều trị chăm sóc sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị Yên chuyển sang Bệnh viện 103 trị ung thư. 3 tháng ở viện tia xạ, hoá chất lúc nào chị cũng nghĩ sẽ được gặp con.
Tình mẫu tử đã giúp chị chiến thắng được bệnh, đến bác sĩ cũng bất ngờ. Trải qua 6 - 7 đợt hoá chất, 40 mũi tia xạ, bác sĩ cho biết chị không còn khối u, hạch. Được về nhà với con, được nghe tiếng con í ới, bi bô rồi chập chững bước đi đầu tiên. Dù không được nhìn thấy con nhưng chị cảm nhận được.
Chị Yên vẫn khoẻ mạnh sau cuộc chiến với bệnh ung thư. 6 tháng chị đi kiểm tra 1 lần kết quả đều rất tốt.
Năm 2017, sau 4 năm trị ung thư chị nghĩ đến sinh thêm con. Lúc này bác sĩ tư vấn chị có thể sinh thêm bé nữa. Ước mơ sinh thêm một bé đã được chị ấp ủ từ lâu và nay có cơi hội thực hiện.
May mắn, chị Yên mang thai bé Tôm và hạ sinh bé vào tháng 11/2018 bằng phương pháp sinh mổ. Niềm vui của bà mẹ từng trải qua bệnh ung thư càng hạnh phúc hơn. Với chị Yên, dù không nhìn thấy gì nhưng được nghe tiếng con, được ôm con ngủ và cảm nhận về tình mẫu tử là một trải nghiệm vô cùng đáng quý.
Chị trân trọng từng giây phút bên con và luôn sống với tinh thần lạc quan, vui vẻ. Chị tin rằng cứ sống như thế có lẽ ung thư không còn chỗ quay lại gõ cửa gia đình chị.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.