Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ bầu mang thai bị ung thư vú giai đoạn cuối: Những dấu hiệu đừng bao giờ quên

Theo các bác sĩ ung bướu, những phụ nữ bị mắc bệnh ung thư trong thời kỳ mang thai không nhất thiết phải đi đến quyết định nghiệt ngã là lựa chọn sự sống của mẹ hoặc của con.

Ung thư khi mang thai

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 1/1000 phụ nữ mang thai phải chịu tác động từ căn bệnh ung thư và phần lớn trước đây các bà mẹ đều buộc phải đi đến một sự lựa chọn kinh khủng hoặc là đình chỉ thai nghén, hoặc là chấp nhận bỏ cơ hội điều trị để dành sự sống cho con. Tuy nhiên, GS Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng nếu phát hiện sớm thì các bà mẹ không phải đưa ra hai sự lựa chọn trên. 

Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận bệnh nhân mang thai và phát hiện ung thư di căn.

Cụ thể, trường hợp của chị Nguyễn Thị B. (36 tuổi, Nam Định). Khi mang thai được 24 tuần, chị bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn đi loạng choạng.

Sau đó bệnh nhân được đưa đi khám tại một bệnh viện ở Hà Nội. Bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não và phát hiện thấy một khối u có kích thước lớn khoảng 3cm ở tiểu não.

Tại đây các bác sỹ chẩn đoán sơ bộ là ung thư di căn não chưa rõ tổn thương nguyên phát. Do bệnh nhân đang có thai nên không thể chụp X quang, cắt lớp vi tính và chẩn đoán bằng Y học hạt nhân để xác định nguyên nhân vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Ca mổ sinh cho trường hợp bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối. Ảnh BVCC

Chị B. có nguyện vọng sinh con nên bệnh nhân được chuyển đi phẫu thuật lấy u não tại Bệnh viện Việt Đức. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đỡ các triệu chứng đau đầu chóng mặt, không liệt. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi thai sản tại bệnh viện tuyến dưới.

Sau đó bệnh nhân sinh con nặng 3,1 kg và bắt đầu quay lại Bệnh viện truy tìm khối u. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ung thư di căn não. Bệnh nhân trải qua 7 đợt điều trị hoá chất và sức khoẻ dần cải thiện.

Ung thư vú có những dấu hiệu gì?

Theo PGS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, ung thư vú là căn bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân của ung thư vú.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng ở những phụ nữ có nguy cơ cao như thường xuyên hút hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, lười vận động, thức khuya và yếu tố di truyền.  Phụ nữ có người thân trong gia đình như bà, mẹ, chị, em đã mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn bình thường.

Dù mang thai chị em cũng đừng quên kiểm tra vú- Ảnh minh họa: Internet

Ở phụ nữ mang thai, việc phát hiện ung thư khó hơn do chị em thường nhầm lẫn với dấu hiệu của những người mang thai. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo nếu chị em phụ nữ sờ ngực có các khối u hay bất thường nào thấy lạ, đừng đổ lỗi do thai nghén mà cần tìm tới các bác sĩ để tìm hiểu và tư vấn.

Bệnh nhân có thể khám bằng tay, chụp nhũ ảnh, chụp MRI. Trường hợp lo sợ chụp sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, các bác sĩ hoàn toàn có thể sử dụng áo chì để bảo vệ các thai nhi trong bụng.

Nếu sàng lọc sớm, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội điều trị để bệnh tiến triển chậm, chờ đến khi sinh con, chị em quay lại điều trị triệt để hơn.

Bất cứ chứng bệnh ung thư nào, dù chị em phụ nữ đang mang thai vẫn có thể mắc. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo nếu thấy bất thường, chị em cần đi kiểm tra ngay. 

Với bệnh ung thư vú, PGS Phương cho rằng chị em nên thường xuyên kiểm tra ngực của mình và để ý các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường như tụt núm vú, rỉ dịch ở núm vú, có thể có máu, đỏ vùng da ở vú, như sần da cam, bong tróc da vùng mô vú hay núm vú, thay đổi hình dạng hay kích thước của vú.

Người bệnh còn có cảm giác đau ở nách hay ở vú không thay đổi theo chu kỳ kinh. Mặc dù không phải khối u nào cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư, nhưng phụ nữ nên khám và kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Để phòng ung thư vú, bác sĩ khuyến cáo chị em cần loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, chị em nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ luôn luôn tự sàng lọc vú cho mình và nên khám vú tại các cơ sở chuyên khoa định kỳ.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Hy vọng phép màu với bà mẹ bị ung thư giai đoạn cuối vẫn cố sinh con

Phát hiện ung thư vú di căn từ tháng thứ 4 của thai kỳ, chị Nguyễn Thị Liên (Lý Nhân,...

Con trai nữ Thiếu úy công an từng từ chối điều trị ung thư để sinh con giờ ra sao?

Bé Gấu, con trai Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm (Công an tỉnh Hà Tĩnh), người phụ nữ từng từ...

Nghẹn lòng mẹ ung thư nhường hết sự sống cho thai nhi trong bụng - Chỉ có thể là mẹ...

Rất nhiều người đã khóc khi xem bộ ảnh về ca mổ đặc biệt đón bé sơ sinh tên Bình...

Thai phụ ung thư giai đoạn cuối vẫn cố giữ con: Kỳ tích ca mổ sinh đặc biệt

Chiều 22/5, các bác sĩ Bệnh viện K trung ương và Bệnh viện Phụ sản trung ương đã cùng nhau...

Các bệnh ung thư dễ gặp ở cơ quan sinh sản nữ

Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.... và những bệnh lý dưới đây thường xuất...

8 dấu hiệu cảnh báo vô sinh

Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo bạn không thể thụ thai mà bạn cần biết.

Cảnh báo: Bà bầu bôi kem chống nắng hóa học có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai...

Mùa hè, sử dụng kem chống nắng cho bà bầu là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, mẹ phải...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình