Bà bầu nên ngồi tư thế nào để đảm bảo thai nhi phát triển thuận lợi và khỏe mạnh?

Mặc dù không phải hoạt động thể chất nhưng vấn đề tư thế ngồi của bà bầu vẫn cần được quan tâm đúng mực để tránh ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và em bé trong bụng. Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Erbohui khuyến cáo: Đầu tiên, ghế dành cho mẹ bầu không nên quá cao hoặc quá thấp, thông thường khoảng 40cm là phù hợp, nhất là không ngồi ghế quá nhỏ.

Tiếp đến, trong quá trình ngồi xuống ghế, mẹ nên đặt tay lên phần đùi của mình để có điểm chống đỡ trọng tâm cơ thể, sau đó mới từ từ ngồi xuống. Khi mới ngồi thì cơ thể nên hơi hướng về trước, rồi dùng hai tay đỡ ra sau lưng di chuyển chậm rãi để tựa về sau thành ghế, đồng thời có thể điều chỉnh mông về vị trí thoải mái để cột sống thẳng hơn, hai chân để mở vừa phải.

Bà bầu nên ngồi tư thế nào rất quan trọng - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu nên ngồi tư thế nào để đảm bảo không cảm thấy khó chịu và không chèn ép thai nhi là vấn đề cần chú ý. Khi ngồi, hai đùi của mẹ không được đặt cao hơn bụng, hai chân cũng không nên bắt chéo. Mẹ cố gắng lựa chọn những loại ghế có thể ngồi rộng rãi so với phần mông, lưng tựa thẳng vào thành ghế sao cho hai chân tạo thành góc vuông với khớp gối. Đây là tư thế ngồi ít gây đau lưng cho mẹ.

Nếu là ngồi làm việc thì bà bầu cần chú ý thường xuyên đứng dậy đi lại thư giãn, phòng ngừa các triệu chứng phù thũng chân, nổi mụn nhọt do không được tản nhiệt. Nếu là ngồi trên giường để đọc sách hay xem tivi, tốt nhất nên có chiếc gối để tựa lưng sao cho cơ thể hơi ngửa về phía sau.

Bà bầu đi làm thì ngồi như thế nào?

Bà bầu không nên ngồi quá lâu khi làm việc - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, không ít chị em vẫn đi làm trong thời gian mang thai, vì vậy mỗi ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực tâm sinh lý hơn lúc bình thường, đặc biệt là càng dễ bị đau lưng sau một ngày ngồi làm việc.

Để đảm bảo hiệu quả công việc cũng như sức khỏe thai kỳ, bà bầu nên ngồi tư thế nào là vô cùng quan trọng. Mẹ nên tự trang bị thêm tấm lót ngồi hoặc chiếc gối tựa lưng để đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Đồng thời, cứ cách khoảng 1 tiếng thì nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng giúp lưu thông máu. Ngoài ra, một chiếc máy massage cầm tay cũng có thể hỗ trợ cho mẹ bầu.

Bà bầu ngồi như thế nào khi đi các phương tiện giao thông?

Khi ngồi xe bà bầu nên giữ cơ thể thăng bằng ở một điểm tựa chắc chắn - Ảnh minh họa: Internet

Với xe lửa đường dài quả thật có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bà bầu, nếu nhất định phải ngồi xe lửa thì mẹ cần chú ý thường xuyên đứng dậy đi lại bên trong toa xe để hạn chế tình trạng tê cứng tứ chi, phù thủng và đau nhức lưng.

Nếu đi xe đò, mẹ bầu có thể đặt vé trước để có chỗ ngồi thoải mái hơn hoặc đi xe buýt thì nên thận trọng lúc lên xuống xe, đồng thời khi ngồi nên đặt tay chắc chắn ở một điểm cố định để giữ thăng bằng, tránh trượt ngã lúc xe thắng gấp.

Bà bầu nên ngồi tư thế nào ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nêu trên thì còn phải tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và độ to nhỏ của bụng bầu. Quan trọng là làm sao để mẹ có thể cảm thấy thoải mái khi ngồi, đồng thời không gây ra các tình trạng khó chịu sau khi ngồi là được.

Nguồn: https://www.erbohui.com/huaiyun/hyzq/3201.html