Những nguy hại khi bà bầu ngồi vắt chéo chân
Làm tăng các cơn đau nhức lưng và hông
Trong quá trình ngồi vắt chéo chân, cột sống lưng và cả đốt sống cổ nối liền với não đều sẽ chịu một áp lực không nhỏ. Khi mang bầu, tử cung nhô ra sẽ càng tạo áp lực lớn hơn cho cột sống.
Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Erbohui, thai phụ không thể chịu được áp lực này. Chính vì vậy, thói quen ngồi vắt chéo chân của chị em càng dễ làm tình trạng đau nhức lưng, hông trong thai kỳ nghiêm trọng hơn.
Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa càng cao
Tuy chưa có báo cáo nghiên cứu chuẩn xác về vấn đề này nhưng các bác sĩ vẫn cảnh báo nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở bà bầu do tư thế ngồi vắt chéo chân. Một số nghiên cứu đã chứng minh, ngồi chéo chân khiến nhiệt độ ngoài âm đạo của mẹ bầu tăng cao, vi khuẩn dễ xâm nhập và sinh sôi gây bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch ở thai phụ
Ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài sẽ khiến tuần hoàn máu ở chân bị trở ngại lớn. Máu không thể lưu thông, vận chuyển một cách bình thường nên dễ xuất hiện trình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở bà bầu.
Đặc biệt giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, cơ thể mẹ dễ bị phù thũng và suy giãn tĩnh mạch hơn nên tốt nhất mẹ hãy thay đổi tư thế ngồi cho phù hợp.
Tăng nguy cơ biến dạng cột sống
“Khung sườn” cột sống sinh lý của con người là hình chữ S. Nếu bà bầu cứ thích ngồi vắt chéo chân khi mang thai sẽ khiến cột sống và các cơ lưng, hông bị mệt mỏi, tổn thương, dẫn đến nguy cơ cột sống bị biến dạng càng cao.
Bệnh tim và mạch máu ghé thăm
Khi tuần hoàn máu ở chi dưới không thông thuận do ngồi chéo chân thì huyết dịch cũng không thể được vận chuyển về tim kịp thời, kéo theo đó là não cũng bị ảnh hưởng theo. Trong tình trạng này, chức năng của tim, não và các mạch máu đều gặp trở ngại, gây nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ.
Dễ khiến thai nhi nằm sai vị trí
Bà bầu ngồi vắt chéo chân không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động đến thai nhi.
Khi mẹ quen ngồi ở tư thế này, chân có thể gây áp lực lên bụng, không gian hoạt động của thai nhi nhỏ lại, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xoay chuyển đến khung chậu. Đây cũng là lý do khiến thai nhi nằm không đúng vị trí.
Nguy cơ dị dạng thai nhi
Khi ngồi vắt chéo chân, cột sống của mẹ chịu áp lực nặng và thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo. Khi sự phát dục của em bé gặp trở ngại thì nguy cơ dị dạng thai nhi càng cao.
Bà bầu cần làm gì để ngồi đúng tư thế?
Khi mang thai, mẹ nên chú ý đến các tư thế hoạt động của mình, trong đó có tư thế ngồi. Trước tiên, mẹ cần xác định ghế ngồi đã ổn định chưa và xoay trở cơ thể sao cho có thể ngồi xuống đúng vị trí, tránh té ngã.
Nếu phía sau không có bức tường hay điểm tựa chắc chắn thì tốt nhất mẹ nên dùng một tay để xác định phía sau ghế, để khi ngồi xuống không bị “hụt” gây ra sự cố. Khi ngồi, mẹ nên giữ cho hai bên đùi duy trì ở mặt phẳng, hai đầu gối và bắp chân buông thõng tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái là được.
Khi vừa ngồi xuống nên ngồi ở vị trí ½ diện tích ghế. Sau đó từ từ nhấc thân dưới vào sâu phía trong một chút cho đến khi lưng có thể tựa thẳng vào thành ghế.
Khi bụng mẹ đã to hơn, nếu ngồi dưới sàn nhà thì nên có một tấm nệm lót phía dưới. Ngoài ra, dù mẹ bầu có đi làm hay ở nhà nghỉ dưỡng cũng không nên ngồi quá lâu để tránh áp lực cho cơ thể và thai nhi.
Nguồn:
https://www.erbohui.com/beiyun/byzn/3506.html
http://www.mama.cn/baby/art/20140823/774385_2.html
http://www.mama.cn/baby/art/20140823/774385_3.html