Bà bầu mắc quai bị có gây nguy hiểm cho thai nhi?
Quai bị là bệnh thường gặp nhất trong thời gian cao điểm từ tháng 12 - tháng 4 năm sau. Đối tượng bị bệnh có thể ở mọi độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già cho đến phụ nữ mang thai đều xảy ra những biến chứng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do virus paramyxovirus và thường lây qua đường hô hấp, ăn uống. Chính vì thế, bà bầu nên tìm hiểu kĩ dấu hiệu của bệnh để có phương pháp điều trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bà bầu mắc quai bị có gây nguy hiểm cho thai nhi?
Quai bị là chứng bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu đến bà bầu mà còn có tác động tiêu cực đến thai nhi. Cụ thể, trong 3 tháng đầu, nếu bà bầu bị quai bị mà không điều trị sớm sẽ dễ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu, trong 3 tháng cuối thì có khả năng sinh non và chết lưu.
Không chỉ vậy, khả năng miễn dịch của bà bầu sẽ yếu hơn bình thường nên diễn biến của bệnh rất khó lường. Thông thường, khi bị quai bị, bà bầu sẽ sốt cao từ 39 - 40 độ, kèm theo triệu chứng đau đầu, nhức mỏi khắp người, đặc biệt là vùng hàm.
Ngoài ra, quai bị còn khiến việc nhai thức ăn sẽ rất khó khăn, đồng thời bà bầu cũng nhận thấy một bên má bị sưng to và lan rộng trong vài ngày.
Bà bầu làm gì khi mắc quai bị?
Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám khi xuất hiện triệu chứng viêm quai hàm.
Ưu tiên ăn những thức ăn mềm và lỏng như: Súp, cháo, sữa, uống nhiều nước,... bởi quai bị sẽ làm mẹ bầu ăn uống rất khó khăn.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để hạn chế tình trạng vi khuẩn tiếp xúc gây viêm nhiễm, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Tuyệt đối không được uống thuốc bừa bãi, đặc biệt là kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thường xuyên đi khám, siêu âm thai ngay cả khi khỏi bệnh để biết trong thời gian bị bệnh có gây biến chứng gì đến thai nhi hay không.
Bà bầu bị quai bị nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
Không nên ăn các thức ăn có chứa nếp như xôi, bánh chưng,... đồng thời hạn chế các thực phẩm lạnh, cứng, cay nóng và nhiều dầu mỡ.
Nên ăn các món ăn ở dạng lỏng như: Cháo, súp, canh,... vừa ít phải nhai mà còn dễ tiêu hóa.
Tăng cường rau xanh, đặc biệt là mướp đắng (khổ qua), hạt cam thảo, đậu xanh và cải đắng,... vì chúng có tác dụng giảm triệu chứng quai bị.
Khi bà bầu bị quai bị thì cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Phòng ngừa bệnh quai bị khi mang thai
Cần tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị trước khi mang thai và nên tiêm trước 1 tháng. Lưu ý, không được đợi đến khi có thai mới tiêm bởi trong vắc xin ngừa quai bị chứa virus sống có khả năng xâm nhập gây nguy hiểm đến thai nhi.
Tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh bởi virus có tốc độ lan truyền rất nhanh qua đường hô hấp như: Ho, hắt hơi,...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.