Bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Đi tiểu nhiều đôi khi là hệ quả của một bệnh lý, hoặc do thói quen. Với bà bầu, chứng đi tiểu nhiều xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây nên, vừa do bệnh lý, vừa do sự thay đổi sinh lý bên trong cơ thể khi mẹ mang bầu. 4 nguyên nhân chính gây chứng đi tiểu nhiều khi mang thai:
Thai chèn ép vào bàng quang: Bàng quang của phụ nữ có thể chứa một lượng nước tiểu tương đối lớn, khoảng 400-500ml. Khi mang thai, tử cung bắt đầu phát triển hơn, nó ngày càng mở rộng và chèn ép lên bàng quang khiến cho bàng quang không chứa được nhiều nước tiểu và hệ quả là mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.
Sự thay đổi nội tiết tố: Chỉ số hCG hoạt động là một trong những nguyên nhân khiến mẹ đi tiểu nhiều trong thai kỳ. Hormone hCG có tác dụng làm tăng lưu lượng về phía vùng chậu, tử cung và thân nên sẽ khiến cho bàng quang bị chèn ép và nhu cầu đi tiểu tăng lên.
Tăng sự đào thải ở thân: Thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên rất nhiều, lên đến 50% so với giai đoạn không mang thai. Do đó, lượng chất lỏng dư thừa được xử lý qua thận cũng tăng lên, sau đó chúng được đưa đến bàng quang và khiến tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng cao.
Tiểu đường thai kỳ: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày vô cùng khó chịu.
Bà bầu đi tiểu nhiều có sao không?
Số lần đi tiểu tăng lên trong thai kỳ là bình thường nếu không đi kèm với các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UIT) hay tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng và mức độ đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ, tùy thuộc vào sự khác biệt về thể chất – cách sắp xếp các cơ quan của mẹ.
Một số thai phụ sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ nhưng một số khác thì vẫn vậy. Do đó, dù tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai có thể xáo trộn cuộc sống của mẹ bầu, vẫn có khả năng mẹ sẽ cảm thấy khá hơn trong ba tháng giữa thai kỳ.
Cách giúp giảm đi tiểu nhiều khi mang thai
Ngồi chúi người về phía trước trong khi đi tiểu: Việc làm này nhằm tạo một lực ép lên bàng quang. Điều này giúp bàng quang của bạn có thể đẩy sạch nước tiểu ra ngoài, giúp khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu được kéo dài hơn.
Tránh các thức uống có tính chất lợi tiểu: Phụ nữ mang thai nên tránh các đồ uống có tính chất lợi tiểu như trà, cà phê, các loại giải khát như soda…
Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ: Phụ nữ mang thai nên uống 8 – 10 cốc nước hoặc đồ uống khác (sữa hoặc nước trái cây) mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể có đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động. Tuy nhiên mẹ bầu nên tranh thủ bổ sung nước vào ban ngày, giảm dần vào buổi chiều và hạn chế khi về đêm.
Thực hiện bài tập Kegel: Bài tập này sẽ giúp tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu, giúp giảm tình trạng đi tiểu không tự chủ do căng thẳng và giúp dễ dàng phục hồi sau sinh. Bạn nên thực hiện các bài tập Kegel sớm khi mang thai và duy trì sau khi sinh để nhận được nhiều lợi ích hơn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.