Bà bầu bị tiêu chảy nên làm 4 việc này để nhanh phục hồi sức khỏe
1. Bổ sung nước và điện giải
Đầu tiên mẹ cần tăng lượng nước uống trong ngày, nên tạm ngừng uống đồ uống có chứa đường hoặc sữa (đường có thể làm tiêu chảy tồi tệ hơn). Dưới đây là một vài công thức hữu ích để bổ sung nước cho bà bầu bị tiêu chảy:
Trà gừng: Đun sôi vài lát gừng trong nước, để nguội, lọc lấy nước và uống.
Oresol: Pha đúng tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì, uống ngay sau mỗi lần đi tiêu chảy.
Nước trái cây (không đường) cũng rất tốt khi bà bầu bị tiêu chảy, giúp bổ sung lượng kali và natri của mẹ.
Ngoài ra, nước cháo loãng, nước súp, nước đậu… đều có thể sử dụng nếu mẹ cảm thấy dễ uống hơn so với nước oresol.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy
Hãy thử suy nghĩ về nguyên nhân gây tiêu chảy từ những thay đổi trong vài ngày qua, liên quan đến ăn uống, sinh hoạt.
Nếu bà bầu vừa mới bắt đầu dùng một loại thuốc nào đó, đây có thể được xem là nguyên nhân. Thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc virus cũng có thể gây ra gây tiêu chảy. Vì vậy, hãy suy nghĩ về những gì đã ăn và uống gần đây nhất.
Nếu tiêu chảy xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, điều này không phải là hiếm gặp, có nhiều khả năng chị em đang sắp đến ngày chuyển dạ. Hãy chú ý chuẩn bị vật dụng cần thiết cho chuyến vượt cạn của mình.
3. Bà bầu bị tiêu chảy khi nào thì nguy hiểm?
Tiêu chảy trong thai kỳ là triệu chứng phổ biến và thường sẽ tự biến mất khi mẹ bầu tích cực bổ sung nước, điện giải và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp tiêu chảy kéo dài có thể gây tác động xấu cho sức khỏe mẹ và bé.
Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, Rotavirus thường kèm nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trạng mất sức, mệt mỏi. Những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai. Do đó, hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bà bầu có những triệu chứng sau đây:
Nhiều hơn 3 lần đi tiêu phân lỏng mỗi ngày.
Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày, có chất nhầy lẫn máu trong phân.
Tiêu chảy kèm theo nôn mửa, sốt, đau bụng dữ dội kéo dài.
Có các cơn co thắt hoặc cảm thấy cơ thể bị mất nước, khát quá mức, da mất đàn hồi, nước tiểu sẫm, mắt trũng...
4. Thực hiện chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT là một chế độ ăn nhạt bao gồm: Chuối (B-banana), gạo (R-rice), táo (A-apple) và bánh mì nướng (T-toast). Những thực phẩm này sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa của mẹ được thoải mái hơn.
Ngoài ra, bổ sung thêm các protein dễ tiêu hóa như thịt nạc, rau nấu chín như cà rốt, khoai tây, bổ sung sữa chua và các loại thực phẩm có tinh bột. Tăng cường thực phẩm giàu sắt và kẽm, giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy.
Các thực phẩm nên tránh: Thức ăn cay và béo, hải sản, nước ngọt có ga, tránh uống quá nhiều sữa nếu mẹ không dung nạp lactose, tránh xa cà phê, trà và đồ uống có chất kích thích.
Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể sớm hồi phục.
Bà bầu bị tiêu chảy cũng đừng quá lo lắng, hãy giữ tâm lý thoải mái và lắng nghe cơ thể mình, đừng quá chủ quan hoặc cố gắng chịu đựng quá sức.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.