Bà bầu ăn nhãn khi mang thai: Tốt hay không tốt?
Nội dung bài viết
Nhãn có hương vị rất hấp dẫn và còn được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc đông y. Tuy nhiên nhãn lại là hoa quả bà bầu nên cẩn thận trọng khi ăn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ thông tin về bà bầu ăn nhãn trong 9 tháng thai kỳ có được không.
Ăn nhãn mang lại lợi ích gì cho cơ thể?
Thành phần dinh dưỡng chính trong quả nhãn tươi bao gồm Protein, Vitamin C, Vitamin A, Riboflavin, Carbohydrate, Chất xơ, canxi, kali, magie, phốt pho, chất béo, đồng và Nitrogen. Nhãn sấy khô (long nhãn) thành phần dinh dưỡng có chút biến đổi tuy nhiên về cơ bản vẫn còn giữ được một số thành phần chính như chất không tan trong nước, tro, glucose, sacarose, acid tartric, và nitrogen.
Theo đông y thì nhãn vị ngọt tính ôn, có tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Long nhãn (nhãn sấy khô) có vị ngọt trợ hỏa nên mang tính nóng. Ngoài ứng dụng dùng làm thức ăn, nhãn thường được dùng trong các bài thuốc đông y nhằm bồi bổ cơ thể, dưỡng huyết an thần. Những người bị thiếu máu, suy nhược thần kinh, mất ngủ có thể dùng nhãn để hỗ trợ điều trị.
Nhãn có thể mang lại những tác dụng sau cho cơ thể con người:
- Tăng cường sức khỏe thần kinh: Thành phần dinh dưỡng trong nhãn có chứa 169mg đồng/100g nhãn. Đồng giúp duy trì sức khỏe vỏ bọc bên ngoài của các dây thần kinh, làm thư giãn và tăng cường các chức năng hoạt động của não bộ.
- Hồi phục vết thương nhanh hơn: Nhãn có chứa thành phần chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các tế bào bị hư hại khiến cho vết thương nhanh lành hơn và giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
- Giúp quản lý cân nặng: Nhãn ít chất béo và calo nhưng nhiều chất xơ giúp giảm cảm giác thèm ăn.
- Tăng cường sức đề kháng: Nhãn có chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tẩy giun tự nhiên: Nhãn có chứa axit tartric do đó có thể có tác dụng tẩy giun một cách an toàn.
Tại sao phụ nữ mang thai không nên ăn nhãn?
Lợi ích của nhãn đối với cơ thể con người là không thể phủ nhận. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên là bà bầu không nhất thiết kiêng hoàn toàn. Căn cứ vào tình hình sức khỏe của cơ thể và giai đoạn mang thai, bà bầu có thể ăn số lượng nhỏ để bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ mà không gây hại cho thai nhi.
Ăn nhãn bao nhiêu là đủ trong thai kỳ?
Nhãn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nhãn lại không hoàn toàn phù hợp với bà bầu. Vì nhãn có chứa rất nhiều chất ngọt, lượng nhiệt cao và mang tính nóng. Trong khi đó khi mang thai phụ nữ luôn ở thể trạng nóng, thường xuyên bị táo bón. Bà bầu ăn nhãn sẽ dễ bị tăng thêm khí nóng trong người, dễ dẫn đến xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới, động thai, và nghiêm trọng hơn có thể bị sảy thai.
Tuy nhiên những tác động xấu trên chỉ xảy ra khi mẹ ăn một số lượng lớn. Còn nếu chỉ ăn ít (khoảng 100-200g) thì vẫn ở trong mức an toàn. Do đó nếu các mẹ bầu lỡ ăn nhãn khi mang thai mà sức khỏe thai nhi vẫn tốt thì yên tâm nhé.
Bà bầu ba tháng đầu có ăn được nhãn không?
Ba tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm vì các bé mới làm tổ chưa lâu do đó để yên tâm hơn bà bầu ba tháng đầu tốt nhất nên tránh ăn nhãn để giảm nguy cơ sảy thai.
Bà bầu 3 tháng cuối ăn nhãn được không hay bầu tháng cuối có được ăn nhãn không?
Có mẹ bầu thắc mắc bà bầu 8 tháng có nên ăn nhãn không? Câu trả lời là nếu sức khỏe thai kỳ không ổn định thì mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn để tránh nguy cơ sinh non, còn nếu sức khỏe thai kỳ ổn định thì mẹ có thể ăn số lượng nhỏ (khoảng 100-200g) để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách an toàn.
Tổng kết lại ta có thể thấy rằng phụ nữ mang thai cần thận trọng khi ăn nhãn vì nhãn có thể làm cho cơ thể bà bầu vốn đã có triệu chứng nóng lại càng nóng hơn. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, gây chảy máu, đau bụng hoặc sảy thai. Các mẹ bầu ở ba tháng đầu nên kiêng tuyệt đối, còn các trường hợp khác có thể ăn số lượng ít khoảng 1 đến 2 lạng để an toàn cho cả hai mẹ con.
Những thông tin chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc cho các mẹ về việc bà bầu ăn nhãn có nên không. Các mẹ hãy căn cứ vào tình hình sức khỏe của bản thân để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.