Bà bầu ăn gừng được không? Dùng gừng lúc nào là tốt nhất?
Bà bầu ăn gừng được không?
Gừng là loại thực vật có hoa vùng nhiệt đới, thường được trồng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi và những vùng khí hậu ấm áp khác. Trong dân gian, người ta thường sử dụng gừng để điều trị các chứng như buồn nôn, đau bụng. Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và việc tiết nước bọt. Bà bầu sử dụng gừng sẽ có nhiều lợi ích khác nhau như:
- Hỗ trợ sự phát triển cho sức khỏe thai nhi: Khi thêm gừng vào trong nước uống hoặc thức ăn là cách để giúp bổ sung thêm vitamin C, sắt, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của thai, làm giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, gừng còn có công dụng tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nguồn cung cấp máu đầy đủ cho thai nhi.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Gừng giúp làm giảm chứng đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tốt cho dạ dày. Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu trên có thể dùng gừng hãm nước để chữa trị mà không cần phải uống thuốc.
- Hỗ trợ giải tỏa căng thẳng: Trong thành phần của gừng có chứa chất cineole giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, giải tỏa những cơn đau, tăng cường giấc ngủ ngon, sảng khoái hơn. Mẹ bầu có thể dùng thử vài lát gừng tươi, đun cùng với nước, thêm chút muối để ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ cảm thấy thoải mái và khoan khoái hơn nhiều.
- Hỗ trợ làm giảm chứng đầy hơi, khó tiêu: Theo các chuyên gia y tế, dùng gừng thường xuyên sẽ làm giảm chứng rối loạn dạ dày. Nhai gừng tươi là cách tốt nhất để khắc phục chứng đau bụng, khó tiêu, co giật, đầy hơi cũng như các vấn đề khác liên quan đến đường ruột.
- Hỗ trợ làm giảm ho và cảm lạnh: Khi mẹ bầu mang thai, hệ miễn dịch sẽ trở nên bị suy yếu và dễ mắc phải các chứng bệnh thông thường như cảm, ho. Dùng gừng sẽ giúp điều trị hiệu quả, nhanh chóng những căn bệnh trên, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.
- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, gừng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Không những thế, gừng còn có tác dụng giúp mẹ bầu duy trì năng lượng, làm giảm bớt mệt mỏi.
Bà bầu uống nước gừng được không?
Trà gừng (nước gừng, gừng hãm nước) được làm bằng cách ngâm củ gừng tươi hoặc khô trong nước nóng nhằm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ở thai kỳ. Uống trà gừng khi mang thai với liều lượng hợp lý sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai.
Ở sản phụ có thể dùng khoảng 1 gram gừng mỗi ngày để đảm bảo an toàn. Điều này tương ứng với 4 tách (950ml) trà gừng đóng gói hoặc 1 muỗng cà phê (khoảng 5g) trà gừng tự làm ngâm trong nước.
Tuy nhiên, không nên uống trà gừng khi sắp tới ngày chuyển dạ do gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, chảy máu âm đạo hoặc ở phụ nữ có tiền sử sảy thai. Nếu uống thường xuyên với một lượng lớn trà gừng sẽ gây nên những tác dụng phụ khó chịu như đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng... Khi gặp các triệu chứng này trong thời gian uống trà gừng, mẹ bầu nên cắt giảm lượng uống.
Thời điểm sử dụng gừng tốt nhất
Mẹ bầu chỉ nên dùng gừng vào sáng và trưa, không nên ăn gừng vào buổi tối. Ăn gừng vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn chút gừng sẽ giúp dương khí bay lên, thúc đẩy tuần hoàn, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.
Trong khi đó, nếu ăn gừng vào lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng sẽ khiến dương khi mất đi, dẫn đi vi phạm quy luật sinh lý làm cho mẹ thao thức, khó ngủ và mệt mỏi khi tỉnh dậy.
Ngoài ra, gừng có tác dụng làm ấm tỳ vị, thường được dùng khi cảm lạnh do dầm mưa, do cảm cúm mùa đông dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, đau nhức chân tay. Không nên dùng gừng khi bị cảm nắng hay sốt cao.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...