Ăn sữa chua có thực sự làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Ăn sữa chua có thực sự ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2?
Theo Caroline Thomason, RD, CDCES, chuyên gia dinh dưỡng và nhà giáo dục về bệnh tiểu đường tại phòng khám tư nhân ở Washington, DC, Mỹ: “Sữa chua là một nguồn cung cấp protein, nó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và có thể giúp điều chỉnh các tín hiệu đói, đặc biệt nếu dùng vào bữa sáng”.
Theo nghiên cứu năm 2023, men vi sinh trong sữa chua có thể là một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường loại 2 nhờ khả năng giảm viêm, Một đánh giá năm 2022 trên Tạp chí Khoa học Sữa đã phát hiện ra rằng hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các sản phẩm sữa lên men có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường. Trong số các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tật, sữa chua là loại thực phẩm phù hợp nhất.
Một nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Dinh dưỡng đã kết luận rằng, ăn sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người khỏe mạnh và người lớn tuổi có nguy cơ tim mạch cao.
Mặt khác, một phân tích tổng hợp năm 2019 trên tạp chí Nutrients cho thấy sữa chua chứa men vi sinh không có tác dụng đối với lượng đường huyết lúc đói, insulin lúc đói hoặc kháng insulin. Và một số loại sữa chua thậm chí có thể gây bất lợi cho những người mắc (hoặc có nguy cơ mắc) bệnh tiểu đường loại 2.
Lựa chọn sữa chua tốt cho sức khỏe
Theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chúng ta nên tìm kiếm loại sữa chua giàu protein (như sữa chua Hy Lạp nguyên chất) để cân bằng lượng đường trong máu và điều chỉnh cảm giác thèm ăn.
Thậm chí, bạn có thể tìm kiếm các lựa chọn có hương vị không thêm đường hoặc các loại không đường. Mặc dù những thứ này thường được làm ngọt bằng chất làm ngọt nhân tạo hoặc các thành phần như Stevia, nhưng chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 bằng các lựa chọn chế độ ăn kiêng khác
Sữa chua có thể có lợi cho lượng đường trong máu, nhưng nó không phải là thực phẩm duy nhất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Theo chuyên gia dinh dưỡng các loại thực phẩm như quả mọng, đậu, đậu lăng, hạnh nhân và bơ đều có mức đường huyết ổn định.
Bạn có thể thực hiện chế độ ăn chống viêm như chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc DASH cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ăn uống theo phong cách Địa Trung Hải có những lợi ích như cải thiện mức huyết sắc tố A1C và cholesterol.
Nếu bạn thích sữa chua thì có thể thoải mái bổ sung nó như một món ăn nhẹ miễn là nó ít đường và giàu protein. Thậm chí, nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường, thì sữa chua có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cung cấp một lượng protein lành mạnh cũng như men vi sinh hỗ trợ đường ruột tốt nhất.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.