1. Hàu là thực phẩm bổ dưỡng 

Hàu là món ăn được nhiều người yêu thích vì chúng giàu dinh dưỡng với các vitamin và hợp chất hữu cơ như: kẽm, protein, sắt, đồng, selenium, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12, vitamin C, phốt pho, kali, các axít béo omega-3, các chất kháng ôxy hóa, cholesterol tốt, nước… 

Ăn hàu có tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, trị chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt,....

Đây là loại hải sản tốt cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ. Hàu sống được ví là "Viagra" từ biển cả để tăng cường sinh lực "chốn phòng the". 

2. Những "cấm kỵ" cần tránh khi ăn hàu biển

Những người bị dị ứng hải sản

Nếu bạn bị dị ứng hải sản thì tốt nhất là nên tránh xa hàu. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng quá nhiều hàu cùng lúc để tránh thừa kẽm. Hàu cũng chứa lượng cholesterol đáng kể. Một khẩu phần 170g thịt hàu chứa 85mg cholesterol.

Thường xuyên ăn hàu sống

Vi khuẩn "ăn thịt người" trú ở hàu sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn nếu được nấu chín. (Ảnh minh họa)

Thực tế, trong hàu chứa rất nhiều mầm bệnh vì chúng sinh sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển... nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm.

Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, theo khuyến cáo, vi khuẩn Vibrio Vulnuficus rất nguy hiểm, bằng mắt thường hay vị giác, người dân không thể phân biệt được sự khác biệt giữa hàu nhiễm khuẩn "ăn thịt người" với hàu khỏe mạnh. Nhưng chúng hoàn toàn bị tiêu diệt khi nấu chín. Vì vậy để phòng bệnh từ loại vi khuẩn này, tốt nhất không ăn hàu khi chưa nấu chín.

Vì vậy, cần tránh và hạn chế ăn hàu sống/tái, tốt nhất nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Không nên ăn hàu với quá nhiều mù tạt

Nhiều người thích ăn hàu sống với mù tạt. Mù tạt có vị cay nồng thường được dùng với hải sản để át đi mùi tanh. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều mù tạt vì nó có thể kích ứng niêm mạch mũi, họng. Người có hệ tiêu hóa kém, đau dạ dày, viêm ruột càng không nên ăn. 

Không ăn quá nhiều hàu

Món hàu tuy bổ dưỡng nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cùng lúc để tránh thừa kẽm gây lạnh bụng tiêu chảy. Bên cạnh đó, hàu cũng chứa nhiều acid uric, nếu ăn nhiều bạn dễ mắc bệnh gout không tốt cho sức khỏe.

Hàu là loại hải sản có vị tanh, tính mát, chính vì thế ăn vào có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Những người có tỳ vị yếu, khó tiêu hóa hay đang bị tiêu chảy thì tuyệt đối không nên ăn.

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, thì những người có dấu hiệu sau đây cần tuyệt đối không ăn hàu sống:

- Người mắc bệnh gan mãn tính

- Người có bệnh lý nền, đang sử dụng các thuốc điều trị suy giảm hệ miễn dịch

- Người có vết thương hở nên thận trọng khi tiếp xúc với nước biển, nước lợ, hải sản sống như hàu. Nhiều trường hợp bị thương khi tham gia các hoạt động trên biển, như bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản hoặc các vết đâm nhỏ bởi đuôi tôm, vỏ hàu,... cũng có thể nhiễm vi khuẩn.