Những bữa lẩu mùa đông nóng hổi luôn hấp dẫn nhiều mẹ bầu dù đang phải hạn chế ăn trong giai đoạn này. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi, bà bầu nên áp dụng triệt để 7 không khi ăn lẩu dưới đây.

1. Không ăn thịt nhúng lẩu khi mới chín tái

Trong những bữa lẩu không thể thiếu những món thịt gà, thịt bò., hải sản... và để thịt ăn lẩu ngon ngọt, miếng thịt sẽ chỉ được nhúng hoặc trần tái qua. Nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn thịt mới được nhúng hoặc trần chín tái. Ngược lại phải nấu chín kỹ vì ăn thịt chưa chín có thể khiến nhiều loại vi khuẩn còn lại trên thịt xâm nhập, phát tán vào cơ thể.

 

Thậm chí ngay cả khi việc trần thịt quá chín khiến hương vị của thịt bị ảnh hưởng thì mẹ bầu vẫn nên làm để an toàn nhất trong thai kỳ, đảm bảo chắc chắn vi khuẩn và ký sinh trùng có hại đã được loại bỏ.

2. Không ăn lẩu khi không chuẩn bị được 2 đôi đũa khác nhau

Dù ai cũng biết thực phẩm sống với thực phẩm chín nên phải sử dụng 2 đôi đũa khác nhau nhưng vì nhiều lý do, có thể do ngại lích kích mà đa số mọi người ăn lẩu vẫn có thói quen dùng đũa gắp đồ sống thả vào nồi rồi lại dùng chính đôi đũa đó để ăn. 

Thực tế, để đũa trong nồi lẩu nóng chỉ một thời gian ngắn khi nhúng thực phẩm như vậy sẽ không thể đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt. Vì thế, mẹ bầu nên chuẩn bị 2 đôi đũa khác nhau khi ăn lẩu. Một đôi dùng để gắp thực phẩm sống, một đôi dùng để gắp thực phẩm chín. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, không thể gây hại cho đường tiêu hóa và thai nhi.

3. Không ăn lẩu quá cay

Vào mùa đông, việc bỏ thêm ớt, sa tế, hạt tiêu vào nồi lẩu là khoái khẩu của nhiều người. Mặc dù vậy các mẹ bầu không nên có thói quen ăn lẩu quá cay.

Bởi vì việc ăn lẩu cay khi đang mang thai làm nặng thêm chứng ốm nghén, nôn ói, gậy hại cho hệ thần kinh thai nhi. 

4. Không ngồi quá gần bếp lẩu

Dù khi ăn lẩu ở nhà hàng hay tại gia thì mẹ bầu tuyệt đối không nên ngồi quá gần bếp lẩu. Bởi hiện nay, bếp lẩu chủ yếu sử dụng các loại bếp ga mini, bếp cảm ứng, bức xạ điện từ, bếp cồn... Những loại bếp này đều có nguy cơ với bà bầu.

Mẹ bầu nên ngồi xa bếp lẩu để an toàn nhất, phòng tránh nguy cơ bị bỏng. Trong quá trình ăn có thể nhờ bạn bè, người thân giúp lấy thức ăn.

5. Không ăn quá nhiều thịt

Trong mỗi nồi lẩu đều có rất nhiều loại thịt nhưng mẹ bầu đừng ăn quá nhiều thực phẩm này. Ngược lại ăn nhiều rau củ quả, các loại nấm sẽ rất tốt cho sức khỏe 2 mẹ con vì chúng cung cấp thêm nhiều vitamin, bù đắp những dinh dưỡng khi bị thiếu hụt khi ăn lẩu.

6. Không uống nước có ga, rượu bia khi ăn lẩu

Những bữa lẩu chung vui cùng bạn bè, nhiều bà bầu sẽ lạm dụng uống rượu, bia, nước có ga. Nhưng mẹ bầu nên hạn chế uống những loại nước trên, chỉ sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc nước dừa, nước ép trái cây thay thế.

 

Khi ăn lẩu, mẹ bầu nên chọn ăn nhiều rau, củ thay vì ăn nhiều thịt. (Ảnh minh họa)

Nước có ga có thể gây hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. Ngoài ra, nước ngọt có gas còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp,…

7. Không nên ngồi ăn lẩu thời gian quá dài

Quá trình ngồi ăn lẩu cùng nhiều người ngày đông giá lạnh sẽ thường kéo dài thời gian. Tuy nhiên mẹ bầu không nên ngồi ăn lẩu thời gian dài quá. Bởi việc này khiến mẹ bầu không kiểm soát được khối lượng thức ăn, làm dạ dày không được nghỉ ngơi, gây viêm, đau dạ dày, thai nhi cũng không thể có được môi trường tốt để phát triển.