Sổ mũi là chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường không gây nguy hiểm. Theo đó, một lớp viêm mạc sẽ bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, tiết dịch nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi. Tuy nhiên, khi bị sổ mũi nhiều có thể làm bé khó chịu, đặc biệt là khi bé bú và ngủ. 

Vậy khi trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi, bố mẹ phải làm sao để con không bỏ bú và mau dứt bệnh? Các bậc phụ huynh hãy tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây nhé!

Sử dụng một số bài thuốc dân gian

Bố mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian an toàn cho trẻ 3 tháng như dùng đường phèn hấp chung với hoa đu đủ hay tắc hoặc chanh và cho bé uống 3 lần/ngày. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống quá nhiều mà có thể dùng muỗng nhỏ đút cho bé khoảng 2 – 3 muỗng/ lần.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi như: Cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng… (Ảnh: Internet)

Lưu ý, không nên dùng mật ong để chưng cho bé uống bởi nó chỉ phù hợp với trẻ 1 tuổi trở lên. Ngoài ra, không được dùng nước tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi bé, bởi nước tỏi nếu không dùng đúng cách có thể làm bỏng niêm mạc của con, gây các bệnh về mũi như viêm mũi dị ứng hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây chứng viêm xoang,…

Sử dụng nước muối sinh lý

Khi trẻ bị sổ mũi, bố mẹ có thể nhỏ vào giọt nước muối sinh lý vào mũi để làm lỏng chất nhầy, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy những chất nhầy đó ra. 

Tắm nước gừng

Bố mẹ giã nát 1 củ gừng rồi đun sôi pha với nước tắm cho bé. Sau đó, cho con ngâm mình một lúc, đặc biệt chú ý phần lưng và ngực. Gừng có vị cay nồng cũng giúp bé thông mũi dễ dàng hơn. Theo đó, mẹ nên kiên trì cho bé tắm khoảng 1 tuần, song song đó là kết hợp với việc xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý để mau giảm triệu chứng.

Dùng bông vệ sinh bụ bẩn trong mũi bé

Đôi khi các chất nhầy đóng lại thành các vảy cứng xung quanh mũi bé. Do vậy, bạn hãy dùng một miếng bông cotton cho vào nước ấm rồi lau nhẹ những vùng đó đến khi các mảng bám được lấy đi.

Khi trẻ bị sổ mũi, các bậc phụ huynh nên tạo một môi trường trong lành, trẻ không bị dị ứng bởi các mùi lạ thì đảm bảo phòng ngủ phải sạch sẽ, thông thoáng. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, không được để phòng có gió lùa vào gây lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. (Ảnh: Internet)

Lầm ẩm không khí

Để giúp con dễ thở hơn, bố mẹ nên đặt máy làm ẩm không khí, máy phun sương vào trong phòng ngủ của bé để tăng độ ấm trong không khí.

Để đầu bé cao hơn khi ngủ

Nên để bé ngủ trên một chiếc gối cao và nâng đầu bé khi ẵm bé bởi khi sử dụng gối trong nôi, đặc biệt là gối mềm có thể dẫn đến việc bé bị ngạt khi trở mình – một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Massage với dầu tràm

Trong dầu tràm có các chất eucalyptol, α-Terpineol và eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi dễ chịu. Theo đó, các mẹ có thể thoa một lượng ít dàu tràm lên mũi cho trẻ, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus.

Ngoài ra, mẹ có thể nhỏ vài giọt dầu tràm vào lòng bàn chân, bàn tay, ngực, cổ và mát xa cho bé rồi đeo tất, bao tay cho con. Tuy dầu tràm không nóng nhưng cần tránh thoa quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông của con. Massage dầu tràm trước khi đi ngủ rất tốt cho trẻ bị ngạt mũi về đêm.