Phụ Nữ Sức Khỏe

5 mẹo xử lý khi trẻ bị sổ mũi giúp bé sớm bình phục

Trẻ bị sổ mũi, cha mẹ nên lưu ý vệ sinh đường thở và làm ẩm môi trường bé sinh sống.

Sổ mũi là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

1. Nhận biết trẻ bị sổ mũi

Nếu trẻ bị cảm, lúc này mũi của trẻ sẽ sản xuất dịch mũi để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào phổi. Dịch mũi có thể chảy xuống cổ họng, tràn ra khỏi khoang mũi nên khiến trẻ bị sổ mũi.


Ảnh minh họa.

2. Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi? 

1. Cảm lạnh

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là loại virus thông thường gây ra cảm lạnh. Bé thường bị cảm lạnh trung bình 1 lần/ tháng hoặc 10 - 12 lần/ năm (tần suất mắc bệnh mùa đông cao hơn mùa hè). Một đợt cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị sổ mũicó thể kèm theo sốt, ho.

2. Dị ứng

Dị ứng cũng có thể khiến trẻ bị sổ mũi, tuy nhiên dịch nhầy sẽ có màu trong thay vì màu xanh hoặc vàng như khi bé bị cảm cúm. Ngoài ra, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể dẫn đến tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.

3. Do thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết, nhất là khi trời lạnh, mũi của trẻ sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi. Điều này khiến các mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi có thể khiến mũi sản xuất nhiều dịch nhầy hơn, từ đó trẻ sẽ bị sổ mũi. 

4. Viêm mũi

Trẻ bị sổ mũi sẽ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc. Ảnh minh họa

Trẻ bị sổ mũi có thể là do trẻ mắc bệnh viêm mũi. Trong trường hợp này, Trẻ chỉ bị sổ mũi, không đi kèm các triệu chứng như sốt, ho.

5. Trẻ khóc

Khi trẻ khóc, nước mắt của trẻ sẽ chảy ra từ tuyến lệ (dưới mí mắt), dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây sẽ khiến trẻ bị chảy nước mũi.

3. Biến chứng có thể gặp nếu trẻ bị sổ mũi

Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ bị sổ mũi là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu nguyên nhân và điều trị triệt để có thể khiến bé mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm và mãn tính.

Cụ thể, trẻ bị sổ mũi nhẹ khiến trẻ ngạt mũi, khó thở, nhiễm trùng khoang mũi. Viêm nhiễm mũi dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp và viêm xoang, các bệnh này đều rất khó chữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

4. Cách xử lý khi trẻ bị sổ mũi 

1. Dùng nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, các mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Các bước nhỏ mũi cho bé như sau:

Bước 1: Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi bên mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ từ 2-3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4-5 giọt.

Bước 3: Để bé nằm im khoảng 30 giây để nước thấm vào làm loãng chất nhầy trong hốc mũi.

Bước 4: Làm sạch hốc mũi: Nếu trẻ lớn biết xì mũi, hãy cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được, dùng bóng hút để hút chất nhầy trong hốc mũi. 

Bước 5: Sau khi hút hết chất nhầy ở hai mũi của trẻ, nên làm sạch bóng hút bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

Mẹ cần vệ sinh mũi thường xuyên khi trẻ bị sổ mũi. Ảnh minh họa

2. Loại bỏ các chất bẩn trong mũi trẻ

Đôi khi các chất nhầy đóng lại thành các vảy cứng xung quanh mũi bé. Lúc này, các mẹ hãy dùng một miếng bông cotton hoặc khăn giấy cho vào nước ấm rồi lau nhẹ những vùng đó đến khi các mảng bám được lấy đi.

3. Làm ẩm không khí

Đặt máy làm ẩm không khí, máy phun sương vào trong phòng ngủ của trẻ để tăng độ ẩm trong không khí giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

4. Để đầu bé cao hơn khi ngủ

Cố gắng nâng cao đầu trẻ khi ngủ bằng cách sử dụng đệm cho trẻ em hoặc nâng đầu trẻ khi bế. Không nên sử dụng gối trong nôi, đặc biệt là gối mềm vì có thể khiến bé bị ngạt khi trở mình – đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

5. Vỗ nhẹ lưng bé

Khi trẻ bị sổ mũi, các mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối hoặc đùi mẹ, nghiêng người về phía trước 30 độ, bàn tay nắm lại vỗ nhẹ nhàng trên lưng. Cách này có thể làm lỏng chất nhầy giúp trẻ dễ thở hơn.

5. Cách phòng tránh cho trẻ khỏi bị sổ mũi

Để trẻ không bị sổ mũi, các mẹ hãy áp dụng những cách sau:

- Giữ gìn vệ sinh tai mũi họng cho trẻ

- Hạn chế cho con uống nước lạnh, ăn đồ ăn lạnh

- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, để nhà luôn thoáng mát, sạch sẽ, ít bụi bẩn nhất để trẻ được sống trong môi trường sạch, từ đó giảm tình trạng trẻ bị sổ mũi.

- Giữ ấm cơ thể cho con, nhất là trong mùa lạnh.

Lưu ý: Khi trẻ bị sổ mũi, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết trên báo Gia đình & Xã hội, không nên rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần vì mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch, rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn. Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.

Trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 – 1 lọ tuỳ theo độ tuổi. Rửa khoảng 3 – 4 lần/ngày.

 

Theo Hà Nguyễn/ Khám phá

Tin liên quan

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

Dưới đây là 10 chiến lược hiệu quả giúp phụ huynh hướng dẫn và hỗ trợ con cái phát triển...

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

Ca sĩ Võ Hạ Trâm tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng để phục hồi cơ sàn...

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

Sữa và thức ăn nhanh là 2 món mà bất cứ đứa trẻ nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, nhiều...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 5 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình