Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết thịt heo có hai loại là thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chứa nhiều chất béo, lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ. Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc.

Thịt nạc chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể dễ hấp thụ hemoglobin trong thịt heo hơn là hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau. 

Tránh kết hợp thịt heo với những thực phẩm sau:

Tôm, ốc

Y văn cho rằng không nên ăn thịt heo với tôm, ốc đồng. Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Ăn thịt heo với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Ảnh minh họa: Internet

Lá mơ

Thịt heo chứa rất nhiều protein, dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Thịt bò

Cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt heo và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt, bởi thịt heo có tính hàn còn thịt bò tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.

Gan dê

Một thực phẩm khác cũng kiêng kỵ ăn với thịt heo đó chính là gan. Xưa nay có câu “Thịt heo mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu”. Các loại gan nói chung đều cấm kỵ sử dụng chung với thịt heo đặc biệt là gan dê. Lý do, gan dê có mùi gây, hơi hôi, khi xào cùng thịt heo sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu. Chưa kể, theo Đông y nếu ăn gan dê chung với thịt heo sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây đầy bụng, khó chịu và đau.

Gừng

Một số người có thói quen cho gừng vào thịt heo khi nấu để khử mùi tanh của thịt. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm vì thịt heo thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa. Khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.