6 kiểu người này không nên ăn bưởi, tránh rước thêm bệnh
Lợi ích của quả bởi đối với sức khỏe
Tăng cường thể chất
Bưởi cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ... giúp cơ thể khỏe mạnh. Vitamin C trong bưởi giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin B11 (axit folic) trong loại quả này rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Giảm béo
Quả bưởi có chữa các chất giúp đẩy nhanh quá trình đốt mỡ, giúp giảm béo tự nhiên. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ăn nửa quả bưởi trước các bữa chính, trong vòng 12 tuần có thể giúp giảm cân hiệu quả.
Giảm bệnh tiểu đường
Bưởi có vị đắng đặc biệt. Chất tạo nên vị đắng này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp cơ thể mẫn cảm với insulin. Người bị bệnh tiểu đường thường xuyên ăn bưởi giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm nguy cơ tiến triển nặng.
Bảo vệ não bộ
Bưởi chứa một loại flavonoid giúp làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Flavonoid giúp tăng cường chức năng của huyết quản, tiêu viêm. Ăn bưởi thường xuyên sẽ có tác dụng bảo vệ bộ não, phòng ngừa xuất huyết não.
Giúp trái tim khỏe mạnh
Ăn bưởi thường xuyên cũng là cách giảm cholesterol và triglycerid trong máu, rất tốt cho tim mạch.
Những người không nên ăn bưởi
Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Bưởi có hàm lượng chất xơ và vitamin C lớn. Do đó, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên ăn nhiều để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bị suy thận
Bưởi chứa nhiều kali. Người bị suy thận ăn nhiều bưởi có thể khiến bài tiết rất khó.
Người bị bệnh dạ dày, tá tràng
Bưởi chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C lớn nên người có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn nhiều bưởi. Trong bưởi có axit, có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ở nóng, khiến tình trạng viêm loét trong dạ dày thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Người đang sử dụng một số loại thuốc
Những người đang sử dụng thuốc dị ứng không nên ăn bưởi và uống nước ép bưởi. Loại thực phẩm này kết hợp với thuốc dị ứng có thể gây ra các phản ứng như đau đầu, tim đập nhanh, loạn nhịp tim...
Người đói không nên ăn bưởi
Bưởi chứa một lượng axit lớn. Nếu ăn khi đói sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày. Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hoặc ăn chút gì đó đẻ lót dạ. Như vậy, bưởi mới phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa, hạn chế tăng cholesterol trong máu.
Người uống rượu bia, hút thuốc lá
Người uống rượu bia hoặc các loại đồ uống có chứa ethanol hay người đang hút thuốc lá không nên ăn bưởi. Trong bưởi có chất Puranocoumarin làm tăng men ruột, khiến tăng độc tính của nicotin trong thuốc lá và ethanol trong bia rượu, gây hại cho sức khoẻ. Thông thường, sau khi uống rượu bia 48 giờ chúng ta mới nên ăn bưởi.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...