Nhiều người không bao giờ quan tâm đến chỉ số đường huyết của bản thân mà không biết rằng nếu như lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là người sau 40 tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc phòng bệnh vì lúc này sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa (như tiểu đường). Mắc tiểu đường là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, tổn thương mắt, hại tim mạch...

Người bệnh tiểu đường cần phải rất chú ý tới chế độ ăn uống. Đặc biệt nên thực hiện một số việc sau đây trong khẩu phần ăn của mình.

5 việc nhỏ nhặt trong bữa cơm sẽ giúp lượng đường trong máu giảm bớt đáng kể

1. Dùng dầu hạt cải để nấu ăn

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ David Jenkins từ Đại học Toronto (Canada) cho thấy việc dùng dầu hạt cải để nấu ăn giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol xấu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Dầu hạt cải là loại dầu ăn được chiết xuất từ hạt cải, cũng là dầu thực vật được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Dầu có màu vàng nhạt trong, mùi hương thanh, chứa nhiều dưỡng chất có lợi tương tự như dầu đậu nành, tốt cho sức khỏe, nhất là với hệ tim mạch.

Trong thành phần dầu hạt cải chứa nhiều axit béo không bão hòa, lecithin nên giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi của mạch máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong máu, ngăn ngừa và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

2. Tránh thực phẩm đóng gói

Cho dù bạn có mua loại thực phẩm đóng gói được quảng cáo rằng tốt cho sức khỏe hay giàu protein hay không, tất cả chúng đều có thể chứa một số dạng đường hóa học. Thay vì đường trắng bình thường, chúng thường chứa một số dạng đường như là sucralose, fructose hoặc glucose. Phần lớn các thực phẩm đóng gói đều có chất bảo quản, có hại cho đường huyết hơn cả đường thông thường. 

3. Sử dụng ứng dụng đếm calo

Giáo sư Weng Jianping, Phó trưởng khoa thuộc Bệnh viện trực thuộc thứ ba của Đại học Sun Yat-sen (Trung Quốc) khẳng định, hiểu được cách tính tổng calo hấp thụ là một bước quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bạn cần hỏi bác sĩ về số lượng kcal tiêu chuẩn hàng ngày mình có thể hấp thụ (phù hợp theo cân nặng và lượng đường trong máu của từng bệnh nhân). Sau đó có thể sử dụng các ứng dụng đếm calo để kiểm soát lượng calo mà mình tiêu thụ mỗi bữa ăn.

4. Ăn nhiều rau trong bữa ăn

Người Nhật có một bí quyết ăn uống rất tốt để phòng tránh tiểu đường, đó là: Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn.

Họ sáng tạo ra rất nhiều món ăn cuộn với cơm, đặc biệt các món hải sản cuộn cơm, rau củ cuộn cơm rất phổ biến. Cách ăn này khiến người dân xứ sở hoa anh đào hấp thụ được cùng lúc rất nhiều dinh dưỡng, bên cạnh đó nó còn giúp người ăn cảm thấy nhanh no hơn, giảm tổng lượng tiêu thụ gạo xuống. Đó là lý do vì sao họ vẫn ăn cơm nhưng tỷ lệ béo phì, tiểu đường rất thấp.

5. Ăn súp trước, ăn cơm sau

Theo Zhao Weifeng, Phó trưởng khoa Châm cứu và phục hồi chức năng của Bệnh viện Y học cổ truyền Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc): Thứ tự ăn uống đúng của người tiểu đường đó là ăn súp đầu tiên để bôi trơn dạ dày, sau đó ăn rau trước, tiếp đó là ăn cơm và cuối cùng mới là ăn thịt. Cách ăn này có thể giúp cho lượng đường trong máu không bị tăng cao quá nhanh, dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn.