5 món "khai thông kinh mạch", giúp mạch máu luôn khỏe, phòng ngừa nguy cơ đột tử
Người Trung Quốc ví mạch máu là "cội nguồn của tuổi thọ". Điều này quả không sai, bởi mạch máu chính là các kênh lưu thông để vận chuyển máu, oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau.
Cơ thể sẽ khỏe mạnh nếu mạch máu lưu thông tốt, ngược lại mạch máu tắc nghẽn sẽ kéo theo việc không cung cấp đủ máu cho các cơ quan như tim, não, phổi... và đây là nguyên nhân gây đột tử.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đến cuối năm 2019, toàn cầu có tổng số gần 523 triệu bệnh nhân tim mạch, mỗi năm có 18,6 triệu người tử vong vì căn bệnh này.
Theo ông Li Xuesong, giám đốc khoa thần kinh của bệnh viện trực thuộc thành phố Hứa Xương, Trung Quốc cho biết: Các bệnh tim mạch và mạch máu não không xuất hiện trong một sớm một chiều mà đã hình thành trong một thời gian dài. Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị càng cao. Bác sĩ khuyên mọi người khi có những dấu hiệu dưới đây cần đi khám sớm:
- Tê và yếu tay chân;
- Buồn ngủ, ngáp thường xuyên;
- Buồn nôn, chán ăn;
- Đau đầu và chóng mặt;
- Lồng ngực đau nhói và có thể xảy ra khó thở nghiêm trọng.
Để bảo vệ sức khỏe mạch máu, bạn nên bắt đầu thay đổi thói quen hàng ngày của mình, cần nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục một cách đều đặn. Ngoài ra, cần bổ sung vào thực đơn những món ăn có tác dụng nuôi dưỡng mạch máu như sau.
5 món là "đơn thuốc thông mạch", giúp mạch máu luôn khỏe
1. Đậu rộng
Đậu rộng là loài thực vật thuộc họ Đậu có nguồn gốc từ Bắc Phi và Tây Nam Á, hiện được trồng khắp nơi trên thế giới. Theo Healthline, mặc dù có kích thước tương đối nhỏ, nhưng đậu rộng lại có một "hồ sơ" dinh dưỡng đáng kinh ngạc. Đặc biệt, chúng rất giàu protein thực vật, folate cùng một số vitamin và khoáng chất khác.
Đậu rộng chứa nhiều vitamin B2 và không chứa cholesterol, có tác dụng bảo vệ mạch máu rất tốt. Ngoài ra, vitamin B2 còn có tác dụng làm sạch các chất thải trong mạch máu, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid trong máu, ngăn ngừa các tạp chất chuyển hóa lắng đọng trên máu.
Mặc dù việc ăn đậu rộng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng thích hợp. Trẻ nhỏ và người đang mắc bệnh thận, gan, dạ dày, dị ứng... thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, đậu rộng không thích hợp để ăn sống vì có thể sinh độc, tốt nhất bạn nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
2. Chuối
Quả chuối có giá rẻ, được bày bán khắp các chợ nhưng thường bị bỏ qua vì không phải ai cũng hiểu được hết giá trị dinh dưỡng của chúng. Trong chuối có chứa hàm lượng kali cao, kali có thể thúc đẩy bài tiết nhiều natri từ thận, đồng thời có thể ức chế hệ thống urê và angiotensin, có thể làm giảm huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali không chỉ làm giảm tác dụng của natri mà còn có tác dụng tích cực đến thành mạch máu.
Người trưởng thành nên hấp thụ 700mg kali mỗi ngày. Ngoài chuối, các loại thực phẩm giàu kali khác có thể kể đến là nấm, khoai lang, cà chua, cá ngừ, quả bơ. Lưu ý: Những người đang mắc các bệnh về thận thì cần nói chuyện kỹ với bác sĩ về hàm lượng kali có thể nạp vào trong ngày.
3. Măng tây
Măng tây ít calo, chứa nhiều vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, chất xơ, protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K... cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và bổ dưỡng cho cơ thể con người. Đặc biệt, măng tây có chứa axit folic và selen, có tác dụng bảo vệ sức khỏe mạch máu.
Ngoài ra, thành phần axit nucleic và axit lưu huỳnh trong măng tây đặc biệt cao, chúng có thể loại bỏ cholesterol trong mạch máu và thúc đẩy quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể, từ đó giúp đào thải cục máu đông hiệu quả.
Hơn nữa, măng tây còn là một loại thực phẩm giàu chất xơ, những chất xơ này sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết chất béo trung tính và một số chất chuyển hóa trong mạch máu, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu tổng thể.
4. Ăn tỏi sống vào buổi sáng
Theo tờ Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, nó có khả năng chữa được một số căn bệnh nhiễm trùng và một số bệnh nghiêm trọng mới chớm.
Thói quen ăn tỏi sống đều đặn mỗi sáng có thể giúp thúc đẩy nhu động của mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, có tác dụng thanh lọc máu rất tốt, bài tiết độc tố trong máu, từ đó giúp mạch máu khỏe hơn. Có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Đồng thời, tỏi cũng sẽ giúp bạn làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.
5. Các loại trà
Theo Healthline, trà xanh và trà đen được chứng minh rằng đem lại nhiều lợi ích cho hệ tuần hoàn nhờ chứa đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Trong khi đó, nếu các gốc tự do được sản xuất quá nhiều trong cơ thể có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tổn thương mạch máu.
Trà hoa cúc cũng rất có lợi cho sức khỏe của mạch máu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các axit amin, flavonoid, choline,... trong trà hoa cúc đều là những nguyên tố tuyệt vời để nuôi dưỡng mạch máu.
Ngoài trà, chất chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như dâu tây, rau bina, cải xoăn, quả mâm xôi, gừng...
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...