Phụ Nữ Sức Khỏe

Sai lầm nhiều người mắc phải khi chế biến và ăn tôm

Tôm vốn là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên có những lầm tưởng tai hại trong việc chế biến và ăn tôm khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.

So với cá và gia cầm, tôm có ít chất béo, nhiều vitamin A, kali, iốt, magiê, phốt pho và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sức khỏe. Tôm có tác dụng giảm viêm, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tuyến giáp và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.

Mỗi khi ăn tôm, hẳn ai đó đã khuyên bạn rằng "Ăn tôm nhớ ăn cả vỏ cho nhiều canxi", và vì thế dù chúng vừa cứng vừa khó nuốt, bạn vẫn cố gắng thưởng thức bằng hết.

Nhưng ăn tôm cả vỏ có thực sự tốt như bạn nghĩ? Hôm nay hãy cùng BS đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân y) lý giải về vấn đề này.

"Ăn vỏ tôm giúp tăng canxi, giã đầu tôm lấy nước nấu canh vì phần đen trên đầu tôm là chất bổ dưỡng" - sai lầm rất nhiều người Việt đang mắc phải

Khi được hỏi về lượng canxi có trong vỏ tôm, bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang cho hay: "Thực ra, vỏ tôm tuy cứng nhưng gần như không hề chứa canxi. Lý do vỏ tôm cứng là do có thành phần chính của chúng là kitin, là dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Ăn vỏ tôm không hề giúp bạn tăng canxi, thậm chí nếu không nhai kỹ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Nguồn canxi chính của tôm không nằm ở vỏ của nó mà nằm ở thịt chân, và càng".

Bên cạnh đó, nếu tiêu thụ quá nhiều vỏ tôm còn có thể gây ra các phản ứng hoặc triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sưng cổ họng, lưỡi hay môi, khó thở, đau dạ dày và chuột rút...

Trong một số trường hợp, những người bị dị ứng vỏ tôm có thể bị sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. 

Các bác sĩ cũng cảnh báo, vỏ tôm là nơi dễ tiềm ẩn nguồn kim loại nặng nhất, nó làm tăng lượng axit tích tụ trong cơ thể, từ đó gây trầm trọng thêm bệnh gout, gây ra những cơn đau đớn và khó chịu. 

Ngoài phần vỏ tôm, nhiều người cũng cho rằng phần đầu tôm có chứa nhiều gạch và chất bổ dưỡng, không nên bỏ phí. Chính vì vậy họ thường sử dụng đầu tôm giã rồi lọc lấy nước nấu canh. Tuy nhiên, sự thật là đầu tôm là nơi chứa các chất độc, bẩn, ký sinh trùng gây bệnh mà chúng ta không nên ăn, nhất là trẻ em. Nếu ăn, không may có thể bị ngộ độc, nhiễm khuẩn, nhất là tôm nấu chưa chín. 

Trên thực tế, phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Đây cũng là nơi chứa túi thải. Do đó việc rất nhiều người quan niệm tận dụng đầu tôm giã để nấu canh hay ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt là một quan niệm sai lầm. Không những thế theo các chuyên gia, tình trạng đau mắt sẽ trầm trọng hơn nếu ăn tôm khi bản thân đang mắc bệnh đau mắt đỏ.

Do đó, đầu tôm, vỏ tôm là những bộ phận ai cũng nghĩa là rất bổ dưỡng xong thực tế lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh bậc nhất.

Những nhóm người nên thận trọng khi ăn tôm

- Người đang bị ho: Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

- Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.

- Người bị cường giáp nên ăn ít tôm: Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.

- Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

- Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp: Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Theo Bảo Nam/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Chảy nước mũi, ù tai hơn một năm mới biết bị rò dịch não tủy

Đi khám ở nhiều nơi, người phụ nữ được chẩn đoán bị viêm tai giữa, điều trị không dứt. Trên...

Cảnh báo siêu vi trùng nhiều người mắc, phá hủy khả năng sinh sản của cả 2 giới

Một vi khuẩn có thể gây vô sinh đang “lây lan thầm lặng” nhưng ít người biết tới. Đặc biệt,...

6 điều cha mẹ tuyệt đối không nên nói khi nuôi dạy con gái

Ngay cả những câu nói của cha mẹ với mục đích tốt cũng có thể làm mất sự tự tin...

Sùi mào gà có gây ung thư dương vật?

Sùi mào gà là bệnh phổ biến lây truyền qua tiếp xúc da kề da, thường là trong quan hệ...

Mất hàng chục triệu đồng chữa sùi mào gà

Sau một lần quan hệ tình dục, nam thanh niên 25 tuổi bị sùi mào gà, đến phòng khám tư...

Làm bố ở độ tuổi nào tốt nhất?

Từ quan điểm sinh học, thời điểm tốt nhất để người đàn ông làm cha là cuối những năm 20...

Rối loạn cương do stress kéo dài

Người đàn ông 34 tuổi, đi khám nam khoa do giảm ham muốn tình dục, không cương được tối đa,...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

22 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

22 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

22 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

22 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

22 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

22 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 13 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 13 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình