Món ăn kích thích vị giác và quyến rũ nhất trong những ngày se lạnh nếu không phải là thịt nướng thì nhất định chỉ có thể là lẩu. Món lẩu sẽ chỉ thơm ngon, bổ dưỡng nếu như chúng được nấu từ những nguyên liệu an toàn, áp dụng cách ăn khoa học.

Hiện nay, có nhiều hình thức ăn lẩu khá vội vã, kém vệ sinh, tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe. Để món lẩu không trở thành món ăn gây họa trong mùa đông, các chuyên gia khuyên bạn đừng bao giờ thực hiện 5 việc sau đây.

Rau nhúng lẩu kém chất lượng, chưa rửa sạch

Rau là nguyên liệu không thể thiếu để có một nồi lẩu hoàn hảo, nhưng phải có 2 nguyên tắc cần đảm bảo trước khi ăn lẩu đó là: Phải chọn được nguồn rau chất lượng và sau đó phải rửa rau thật sạch trước khi ăn.

Rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... có thể gây ngộ độc cho người ăn. Ảnh minh họa: Internet

Chúng ta nên mua rau ăn lẩu ở những nơi uy tín, hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... có thể gây ngộ độc cho người ăn. Sau khi mua rau sạch về cần bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau rồi mới sử dụng.

Các loại rau nhúng lẩu an toàn và phổ biến nhất là: Rau muống, rau cải ngọt, rau cải xoong, rau cải thảo, đậu phụ, nấm kim châm… Nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng như dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa.

Ăn lẩu tái

Nhiều người nghĩ thịt tái sẽ giàu dinh dưỡng và thơm ngon hơn nhưng việc nhúng qua loa trong nước sôi thì không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên thực phẩm, người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, chuyên gia cảnh báo quá trình sơ chế lẫn khi ăn cũng cần phân biệt rõ "chín ra chín, sống ra sống". Có riêng dao thớt, đũa cho từng loại đồ ăn chín và sống để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Ăn lẩu vị quá cay hoặc quá chua

Các loại lẩu chua cay luôn kích thích vị giác và giữ ấm cho cơ thể hơn. Tuy nhiên ăn quá chua cay có thể làm hại dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Nước lẩu quá chua cay sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.

Nước lẩu quá chua cay sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Vội vàng cho thức ăn vào miệng khi còn quá nóng

Đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu nóng hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50-60 độ C, nếu ngay lập tức được cho vào miệng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.

Bên cạnh đó, các nồi lẩu cay nóng sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Do vậy cách ăn lẩu an toàn nhất là gấp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ sử dụng.

Những người nên kiêng ăn lẩu

- Lẩu Thái chua cay không thích hợp với người bị bệnh dạ dày. Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.

- Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.

- Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.