5 dấu hiệu nhận biết polyp tử cung chị em không nên bỏ qua
1. Polyp tử cung là gì?
Polyp tử cung là những khối u nhỏ và dài được hình thành và phát triển ở tử cung. Có 2 vị trí polyp thường xuất hiện đó là cổ tử cung (gọi là polyp cổ tử cung) và polyp nội mạc tử cung (hay polyp lòng tử cung, polyp buồng tử cung).
Cổ tử cung giữ vai trò nối phần trên của âm đạo và khoang tử cung, đồng thời là lối đi của tinh trùng để gặp được trứng và thụ thai. Cổ tử cung sẽ trở nên mềm và mỏng hơn khi mẹ mang thai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh đẻ. Khoang tử cung chính là nơi bào thai làm tổ và phát triển.
Polyp là một cấu trúc khá dễ vỡ, chúng phát triển từ cuống bắt nguồn từ bề mặt bên trong của ống cổ tử cung hoặc cổ tử cung. Kích thước của các polyp có thể nhỏ như hạt vừng hoặc to như quả bóng golf. Một phụ nữ có thể có 1 hoặc 2,3 khối u trên cổ tử cung, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng thường những khối u polyp khá lành tính, không phải là những tế bào ung thư nguy hiểm. Có rất hiếm trường hợp polyp cổ tử cung phát triển thành ung thư cổ tử cung.
2. Polyp tử cung có nguy hiểm không?
Những khối u polyp tử cung thường lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Nếu bị polyp cổ tử cung thì đây là yếu tố cản trở đường đi của tinh trùng đến gặp trứng trong buồng tử cung, trong trường hợp polyp phát triển to hơn sẽ gây bít kín và tắc cổ tử cung.
Ngoài ra, những phụ nữ bị polyp cổ tử cung không hẳn là mất khả năng sinh sản nhưng thực tế, cơ hội thụ thai sẽ có xu hướng giảm đáng kể. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,... ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Trường hợp, phụ nữ bị polyp lòng tử cung, ngoài những biến chứng có thể xảy ra như polyp ở cổ tử cung thì còn có nguy cơ gây chèn ép vào thai nhi, dẫn đến hiện tượng sảy thai, sinh non,... và hiện tượng rau tiền đạo ở mẹ.
Ngoài ra, nếu polyp lòng tử cung bị viêm nhiễm, hoại tử gây ra hiện tượng lạc nội mạc tử cung và cơ tử cung, đây là nguyên nhân gây ra ung thư tử cung về lâu dài; trường hợp xuất huyết tử cung gây thiếu máu mạn tính.
Polyp lòng tử cung còn làm tăng lượng dịch âm đạo, cơ hội cho các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở gây ra các bệnh viêm nhiễm âm đạo hoặc cổ tử cung.
3. Nguyên nhân polyp tử cung
Polyp tử cung thường gặp ở phụ nữ 40-50 tuổi và có ít nhất 1 đứa con, nữ giới chưa hành kinh không bị bệnh này. Ngoài ra phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ mắc phải do tăng lượng hormone Estrogen.
Nguyên nhân gây ra polyp tử cung chưa có nguyên nhân cụ thể nhưng các bác sĩ chẩn đoán một số lý do sau:
- Nồng độ Estrogen trong cơ thể của nữ giới tăng đột ngột
- Do bị tắc nghẽn mạch máu
- Những chị em bị viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung
- Phụ nữ béo phì
- Những chị em sử dụng thuốc điều trị ung thư vú - Tamoxifen làm tăng nguy cơ mắc polyp tử cung,...
4. Các dấu hiệu polyp tử cung
Dấu hiệu nhận biết polyp tử cung giúp phụ nữ sớm nhận biết bệnh để có phương án điều trị kịp thời.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu để nhận biết polyp tử cung. Tuy nhiên chu kỳ bị rối loạn thường nhầm lẫn với tiền mãn kinh với phụ nữ bước sang tuổi 40. Nếu nhận thấy kinh nguyệt xuất hiện 2 lần 1 tháng hoặc chậm kinh, kinh quá ít, từ đó thưa dần và mất hẳn, có thể đó là dấu hiệu của polyp tử cung.
Chảy máu âm đạo bất thường
Dù là chảy máu bất thường do nguyên nhân gì thì chị em cũng nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Phụ nữ mắc polyp tử cung cũng có dấu hiệu chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh, máu xuất hiện nhiều hoặc ít, đột ngột hoặc dài ngày, ngoài ra có thể bạn bị chảy máu âm đạo sau khi quan hệ, khi vệ sinh vùng kín.
Đau bụng dưới, tiểu buốt, bí tiểu
Một số chị em bị polyp tử cung có dấu hiệu đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt là vào những ngày "đèn đỏ" và sau khi quan hệ tình dục. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu gấp hoặc tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí bí tiểu.
Xuất hiện khí hư bất thường
Nếu bỗng dưng xuất hiện dịch âm đạo có màu vàng nhiều bất thường và kèm mùi hôi tanh, khó chịu thì có thể là dấu hiệu của polyp tử cung. Có khả năng, tử cung đang có một hoặc nhiều khối u bao quanh. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ khiến chị em thiếu tự tin, lo lắng, bất an.
Suy giảm sức đề kháng
Polyp tử cung còn khiến cho cơ thể phụ nữ giảm sức đề kháng, cụ thể là hay bị ốm vặt liên miên, chán ăn, mất ngủ. Nếu để tình trạng này tiếp diễn và kéo dài còn kéo theo nhiều bệnh khác như viêm nhiễm vùng kín,suy giảm hệ miễn dịch,...
5. Cách điều trị polyp tử cung
Chị em nên đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện polyp tử cung thông qua việc siêu âm như: Siêu âm vùng chậu, siêu âm qua đầu dò, siêu âm bằng cách bơm nước vòng lòng tử cung,...Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành nội soi buồng tử cung hoặc làm sinh thiết khối polyp tùy theo mức độ bệnh ở từng người.
Vậy điều trị polyp tử cung được tiến hành như thế nào?
Nếu khối polyp nhỏ hơn 10mm, không có triệu chứng lâm sàng thì 6,3% polyp có thể tự thoái hóa và biến mất tuy nhiên cần được theo dõi thường xuyên.
Điều trị nội khoa: Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ tử cung chứa chất levonorgestrel để ngăn ngừa hình thành khối u polyp tử cung, đặc biệt là trường hợp phụ nữ có sử dụng thuốc điều trị bệnh ung thư vú.
Điều trị ngoại khoa: Trường hợp chị em có các triệu chứng bệnh lâm sàng và kích thước polyp lớn hơn 1,5 cm, nhiều khối u cùng xuất hiện hoặc bị thò ra ngoài cổ tử cung, trường hợp hiếm muộn thì sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa.
Các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi buồng tử cung và tiến hành cắt polyp. Một số trường hợp phải cắt bỏ tử cung nếu có tế bào ung thư trong polyp.
Bệnh polyp tử cung sau khi điều trị có thể khỏi đến 75-100% và tỉ lệ tái phát thấp, tạo cơ hội thụ thai trở lại từ 43-80%.
Lưu ý: Để việc điều trị có kết quả tốt,người bệnh nên chú ý thói quen sinh hoạt cũng như việc ăn uống hợp lý.
Bị polyp tử cung nên ăn gì? Chị em nên ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C như đu đủ, cam, dứa, rau súp lơ, bắp cải,...Vitamin C sẽ đóng vai trò nâng cao hệ miễn dịch nói chung và tử cung nói riêng, ngăn chặn vi khuẩn, vi rút xâm nhập cổ tử cung và niêm mạc cổ tử cung.
Chị em cũng nên ăn các loại thực phẩm khác giàu kẽm như khoai lang, các loại hạt, nấm, củ cải,..hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu: đậu phụ, giá đỗ, váng đậu,...sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
Polyp tử cung kiêng ăn gì? Chị em nên kiêng các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất kích thích.
6. Cách phòng tránh bệnh polyp tử cung
Chị em có thể kiểm soát bệnh polyp tử cung bằng một số biện pháp sau:
- Thường xuyên đi khám phụ khoa, cổ tử cung để sớm phát hiện sự hình thành và phát triển những bất thường của bộ phận này.
- Nên sử dụng đồ lót bằng chất liệu cotton để giúp vùng kín thông thoáng, ngăn ngừa độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao, tránh cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa cao làm mất cân bằng độ PH, rửa sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ.
- Nên sử dụng bao cao su và quan hệ đúng cách
- Kiểm tra Pap và thăm khám sức khỏe sinh sản theo định kỳ 6 tháng/lần.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.