Chứng hôi miệng dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng sẽ gây ra nhiều vấn đề tâm lý cho người mắc phải. Hôi miệng sẽ làm bản thân ngại giao tiếp với những người xung quanh vì mặc cảm với hơi thở nặng mùi của mình.

Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng sai cách sẽ làm cho thức ăn thừa còn sót lại trong các kẽ răng, gây mùi. Ảnh minh họa: Internet.

Vệ sinh răng miệng sai cách sẽ làm cho thức ăn thừa còn sót lại trong các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hóa, gây mùi. Việc ăn phải những thức ăn có mùi hôi như hành tỏi, tỏi, mắm các loại…khiến miệng xuất hiện mùi khó chịu.

Khô miệng

Miệng bị khô do tuyến nước bọt kém hoạt động, lượng nước bọt cung cấp không đủ để làm sạch miệng, tạo ra một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn gây hôi miệng.

Bệnh lý răng miệng

Nhiễm trùng nướu răng, sâu răng, viêm lợi…là những bệnh lý tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi. Ngoài ra, người đang sử dụng một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc trầm cảm, amphetamine, thuốc lợi tiểu cũng có thể gây ra mùi hôi ở miệng.

Cách loại bỏ hôi miệng

Vệ sinh đúng cách

Duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng. Ảnh minh họa: Internet.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách là cách tốt nhất để khử mùi hôi hiệu quả. Theo bác sĩ nha khoa, bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày và súc miệng bằng nước muối sau khi ăn. Duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng, mang lại hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn.

Vệ sinh lưỡi

Khi bạn đã đánh răng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn có mùi thì có thể bạn đã quên vệ sinh lưỡi. Bạn có biết 80% vi khuẩn không nằm trên răng? Do đó, việc vệ sinh lưỡi cũng hết sức quan trọng.

Để làm sạch lưỡi, bạn có thể dùng cây cạo lưỡi chuyên dụng hoặc chỉ với 1 muỗng cà phê lật ngược để loại bỏ các chất nhầy bám trên lưỡi. Chú ý, tránh cạo mạnh hay cạo vào vùng hàng rào vị giác chữ V ở mặt sau của lưỡi để không gây những tổn thương.

Trị hôi miệng bằng lá bạc hà

Bạc hà là thảo dược có tác dụng trị hôi miệng vô cùng công hiệu. Ảnh minh họa: Internet

Bạc hà là thảo dược có tác dụng trị hôi miệng vô cùng công hiệu. Dùng lá bạc hà tươi, đem giã nhuyễn rồi hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1:3 và súc miệng 3-4 lần/ ngày. Công thức này vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn vừa có thể bảo vệ răng miệng khỏi sâu răng. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể nhai lá bạc hà tươi mỗi ngày cũng có hiệu quả tương tự.

Mùi tây

Rau mùi tây có chứa nhiều chất diệp lục để giúp bạn kiểm soát mùi hôi của miệng. Lá rau mùi tươi nhúng vào giấm và nhai kỹ trong 1-2 phút.  Ngoài ra, bạn có thể dùng nước ép lá mùi tây để uống bất cứ lúc nào bạn cảm thấy hơi thở nặng mùi. Lá mùi tây có tác dụng giảm sản sinh khí đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Chanh

Trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với 1 cốc nước để tạo thành dung dịch súc miệng, khử mùi hiệu quả. Tính axit cao có trong chanh sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Biện pháp này sẽ giảm tình trạng hôi miệng của bạn hiệu quả nhanh chóng chỉ trong vài ngày.