4 sai lầm "nói mãi mẹ không nhớ" khi chữa thủy đậu cho con khiến bé nặng bệnh
Những ngày gần đây, dịch bệnh thủy đậu đang lan tràn, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà tập trung là đối tượng trẻ nhỏ từ 2-7 tuổi. Bệnh do một loại virus có tên Varicella zoster gây ra và thường lây duy nhất qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc do virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh bắn sang người lành khi nói, ho, hắt hơi.
Biến chứng của bệnh thủy đậu ở thể nhẹ là gây sẹo trên da, nặng hơn có thể gây viêm da, viêm tai..., thậm chí là viêm màng não, viêm não ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.
Vì thế, trong quá trình điều trị thủy đậu cho con, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh gây biến chứng. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải những sai lầm khi điều trị thủy đậu cho con:
1. Kiêng gió kiêng nước tuyệt đối
Việc kiêng gió kiêng nước cho trẻ khi mắc thủy đậu là điều cần thiết tuy nhiên nếu kiêng tuyệt đối cũng là điều kiện lý tưởng sinh bệnh.
Trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da.
Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn, thậm chí viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Vì vậy, trẻ bị bệnh thủy đậu cần tắm hoặc lau rửa người hàng ngày bằng nước sạch.
2. Tắm nước lá
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, trẻ bị thủy đậu có thể tắm bằng một số loại nước lá như cây chân vịt, hoàng liên, tình trạng bệnh sẽ đỡ. Tuy nhiên, trên thực tế, lạm dụng phương pháp dân gian này đã có trường hợp trẻ bị viêm da do tắm nước lá trị thủy đậu.
Cụ thể, bé N.T.D (Phúc Thọ - Hà Nội) được mẹ cho tắm bằng lá thuốc nam để trị thủy đậu, tuy nhiên, các nốt phát ban bắt đầu phồng rộp lở loét, chảy nước, bốc mùi hôi tanh. Bác sĩ kết luận bằng nhiễm độc da-thủy đậu.
Vì thế, theo các bác sĩ, cách chăm sóc da tốt nhất cho trẻ khi bị thủy đậu là: tắm rửa sạch sẽ cho bé, bôi sát trùng, không được cậy vỡ các nốt trên da vì dưới nền các mụn nước đó lớp da mới chưa đầy đủ chức năng ngăn chặn nhiễm khuẩn. Cha mẹ không nên đắp các loại lá thuốc nam chưa biết rõ tính chất.
3. Cạy mụn vỡ nước
Việc xuất hiện các mụn thủy đậu trên da khiến cho trẻ cảm giác khó chịu, quấy khóc sẽ muốn gãi và cạy những nốt mụn thủy đậu ra. Tuy nhiên, khi thấy mụn vỡ ra nhiều mẹ thường để nguyên là lý do khiến da bị viêm nhiễm, bệnh lâu lành. Các vế mụn này cần được bảo vệ để tự xẹp, nếu bị vỡ phải chấm ngay tinh dầu ngay chỗ bị vỡ, bị trầy xước để chống nhiễm trùng.
4. Không quan tâm đến dinh dưỡng
Trẻ bị thủy đậu cơ thể suy nhược, mệt mỏi, kém ăn cần phải được bồi bổ bằng một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu và ấm nóng.
5. Không cách ly
Như đã nhắc đến ở trên, thủy đậu là dịch bệnh rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc nếu không được cách ly.
Chính vì thế, khi trẻ bị thủy đầu cần lập tức nghỉ học từ 7-10 ngày. Thậm chí cách ly cả đồ dùng sinh hoạt cá nhân, sát khuẩn, người tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu cần vệ sinh tay chân sạch sẽ. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...