4 món canh tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, trẻ ăn nhiều có thể chậm phát triển
Bé Hân Hân 4 tuổi (Trung Quốc) được cha mẹ gửi về quê sống cùng ông bà ngoại. Vì muốn cháu phát triển tốt, ông bà thường xuyên cho cháu ăn các món canh khác nhau như canh cá, canh gà, canh sườn,…
Sau vài ngày ăn cơm với canh, Hân Hân bắt đầu khó chịu và không muốn uống thêm canh. Sau đó bụng cô bé căng phồng và đột nhiên bắt đầu sốt. Ông bà ngoại của Hân Hân lo lắng nên đã đưa cháu đến bệnh viện kiểm tra.
Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra Hân Hân khó tiêu và ăn không ngon, nguyên nhân là do trong một thời gian ngắn cô bé bị ép ăn nhiều loại canh khác nhau, chứa nhiều dầu mỡ. Theo các bác sĩ, cơ thể trẻ nhỏ rất mỏng manh, nhất là tỳ vị, dạ dày. Vì vậy khi cho trẻ ăn, cha mẹ cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Mặc dù canh là món ăn đơn giản, dễ ăn nhưng có một số món canh mẹ không nên cho con dùng nhiều vì có thể khiến trẻ chậm phát triển.
Canh gà
Mặc dù thịt gà ngon và giàu đạm nhưng người có chức năng tiêu hóa yếu, đường tiêu hóa kém như trẻ em, người già rất dễ bị tiêu chảy nếu uống nhiều canh gà. Món canh này tạo gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày.
Thêm nữa, sau một thời gian đun sôi, một số chất béo, vitamin, axit amin và một lượng nhỏ muối vô cơ sẽ bị rửa trôi và hòa tan trong súp. Thời gian đun sôi lâu cũng sẽ làm tăng hàm lượng purin. Uống quá nhiều nước canh có thể gây tăng axit uric máu và làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân gout.
Đối với trẻ mới biết đi, uống quá nhiều canh sẽ làm giảm ăn các thức ăn khác dẫn đến không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng khác và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Canh xương
Đây là sai lầm của rất nhiều người khi cho rằng nước hầm xương có nhiều dưỡng chất. Thực tế thì nước hầm xương là sự kết hợp giữa mỡ, purin thịt và nhiều loại gia vị khác nhau. Trẻ ăn nhiều sẽ phát triển chiều ngang thay vì chiều cao.
Mặc dù mẹ có thể cho trẻ uống nước hầm xương nhưng không được dùng quá liều, ăn trực tiếp thịt sẽ tốt hơn.
Gói canh gia vị có sẵn
Có nhiều cha mẹ vì bận rộn nên mua cho con các gói canh gia vị có sẵn. Loại canh này chứa nhiều chất phụ gia và không dễ kiểm soát nồng độ, rất dễ làm tổn thương lá lách và dạ dày của trẻ, gây rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng của trẻ.
Canh thảo dược (thuốc bắc)
Nhiều mẹ muốn cho con ăn các loại canh thảo dược để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể trẻ còn non nớt trong khi đó các loại thuốc bắc chứa nồng độ dưỡng chất cao.
Dùng thuốc bắc bồi bổ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tỳ, dạ dày, thận. Trẻ ăn nhiều dễ bị tích tụ thức ăn, tỳ vị hư yếu.
Thay vì cho con ăn nhiều những món canh trên, cha mẹ nên thường xuyên đổi thực đơn, cho trẻ ăn xen kẽ nhiều loại món ăn khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...