Lươn

Lươn có thể làm được nhiều món ngon nhưng đây không phải là thực phẩm nên ăn thường xuyên. Có nhiều người vẫn thường dùng lươn nấu cháo cho con ăn vì hương vị cháo lươn thơm ngon, ít xương và bổ dưỡng.

Thế nhưng lươn cũng dễ chứa hàm lượng thủy ngân cao. Bên cạnh đó, lươn có xu hướng dễ dàng hấp thụ và lưu trữ các hóa chất độc hại và chất gây ô nhiễm như biphenyl polychlorin hóa (PCB) và chất chống cháy. Ở một số bang như New Jersey (Mỹ), lươn sông bị ô nhiễm đến mức người lớn không nên ăn quá một con lươn mỗi năm.

Không chỉ vậy, lươn cũng là một loại có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn. Vào mùa sinh sản của ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Nếu như loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa. Nếu như chế biến và nấu lươn không chín kỹ thì rất dễ nhiễm phải ký sinh trùng.

Ảnh minh họa: Internet

Cá hồi nuôi

Bình thường, những loại cá hồi tự nhiên sẽ ăn các loại sinh vật có trong môi trường nước. Tuy nhiên, với cá hồi nuôi thì người ta hay sử dụng những loại thức ăn công nghiệp để chúng lớn nhanh và béo. Trong các loại thức ăn này có rất nhiều calo và chất béo bão hòa nhưng lượng khoáng chất chẳng có là bao. Hơn nữa, loại thức ăn này hay bị nhiễm hóa chất công nghiệp nên chứa PCB và ethoxyquin cao.

Có nhiều nguồn tin cho biết chất PCB có liên quan tới ung thư nhưng tính đến hiện nay các nhà khoa học chỉ khẳng định khi vào cơ thể, hợp chất PCB gây tiêu cực đối với sức khỏe con người như làm tê liệt, đau đầu, run rẩy chân tay, hệ sinh sản, phát sinh các khối u…

Ngoài ra, cá hồi còn có thể bị nhiễm những chất độc nư dioxin từ môi trường bên ngoài nữa. Đó là lý do vì sao Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ khuyến cáo mọi người đừng nên ăn cá hồi nuôi.

Ảnh minh họa: Internet

Cá bống vân mây

Một trong những loại cá chứa chất kịch độc khác là cá bống vân mây. Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự như độc tố của cá nóc.

Theo Cục An toàn thực phẩm những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người theo hai cách chính: qua đường tiêu hoá do các món ăn chế biến từ cá và hải sản và qua phản ứng tự vệ của con vật khi ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc.

Cá rô phi

Cá rô phi là loại cá có chứa ít axit béo có lợi và tập trung nhiều axit béo có hại. Ăn nhiều cá rô phi sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể. Đồng thời, loại cá này còn dễ khiến người bị bệnh tim mạch tử vong, người bị hen suyễn và khớp bệnh ngày càng nặng.

Đặc biệt, một số chuyên gia cũng khuyến cáo, cá rô phi là loại cá lưỡng tính. Nếu ăn quá nhiều nó có thể làm mất cân bằng hormone trong cơ thể. Từ đó, xảy ra những biến đổi về giới tính của cơ thể người.

Ảnh minh họa: Internet