Phổi là bộ phận có vai trò chính trong việc trao đổi khí, đem oxi từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang cacbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu.

Dưới sự tác động của môi trường đầy ô nhiễm hiện nay thì số người mắc bệnh phổi ngày một tăng cao. Hầu như các bệnh như hen suyễn, viêm phổi hay ung thư phổi… đều đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện sớm. Chưa kể nhà nào có người hút thuốc thì nguy cơ này cũng tăng lên chóng mặt.

Tập thể dục, không hút thuốc và tránh môi trường ô nhiễm vốn là cách phổ biến nhất để đảm bảo phổi luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, chế độ ăn khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng "máy lọc khí" của cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên kết hợp đa dạng thực phẩm vào bữa cơm hàng ngày.

4 gia vị quen thuộc trong gian bếp được công nhận là “máy lọc phổi”

Gừng

Từ lâu gừng không những được biết đến như gia vị mà còn là một vị thuốc quý. Chỉ cần thêm vài lát vào món ăn, gừng sẽ giúp giảm viêm, đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể loại bỏ chất ô nhiễm trong phổi ra ngoài. Ngoài ra, gừng cũng hỗ trợ giảm tắc nghẽn phổi để quá trình hô hấp được lưu thông tốt nhất.

Gừng không những được biết đến như gia vị mà còn là một vị thuốc quý. Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như magie, kali, beta-carotene và kẽm… có thể cải thiện sức khỏe lẫn chống lại bệnh tật. Hãy nhai một mẩu gừng nhỏ trước khi dùng bữa hoặc uống trà gừng để chữa ho, cảm lạnh và nhất là ngừa bệnh phổi.

Nghệ

Từ ngày xưa, nghệ đã được sử dụng như một loại thuốc chống viêm và loại bỏ cặn bẩn ở phổi. Tuy lợi ích khá giống với gừng nhưng nghệ đặc biệt hơn ở chỗ, nó sở hữu curcumin - một chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các tế bào ung thư và bệnh mất trí Alzheimer hiệu quả.

Uống tinh bột nghệ còn giúp giảm đau đầu, thải độc cơ thể, tăng khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng phổi. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài tác dụng ngăn ngừa các bệnh ngoài da, uống tinh bột nghệ còn giúp giảm đau đầu, thải độc cơ thể, tăng khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng phổi. Bạn có thể sử dụng nghệ sống kết hợp uống sữa, làm cà ri hay xay sinh tố đều tốt như nhau. Nếu thường xuyên dùng bột nghệ, hãy pha loãng 2 - 3 thìa với 100ml nước, uống trước và sau ăn 1 giờ.

Mật ong

Không cần nói thì chắc ai cũng biết, mật ong là phần tinh túy nhất do ong góp nhặt từ các bông hoa. Khác với đường trắng tinh luyện, loại thực phẩm này được xếp vào chất làm ngọt tự nhiên tốt hàng đầu, chứa nhiều chất chống oxy hóa và đặc tính kháng khuẩn có lợi cho sức khỏe phổi.

 Uống một cốc nước ấm pha mật ong mỗi buổi sáng cũng giúp phụ nữ thanh lọc da, giảm đau họng và giảm cân hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, uống một cốc nước ấm pha mật ong mỗi buổi sáng cũng giúp phụ nữ thanh lọc da, giảm đau họng và giảm cân hiệu quả. Có thể nói rằng, đây là thói quen đơn giản nhất để đào thải độc tố ra ngoài và tăng cường khả năng hô hấp của phổi.

Nhưng cần lưu ý là đừng nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ cần uống 10 - 30g mật ong là đủ rồi.

Tỏi

Tỏi vốn có mùi hăng khá mạnh nên khá nhiều người không thích nó. Tuy nhiên, nó chứa một chất gọi là allicin hoạt động như thuốc kháng sinh, giúp chữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên còn giúp giảm tắc nghẽn mạch máu và khó thở, đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư phổi xuống gấp bội.

Ăn tỏi thường xuyên còn giúp giảm tắc nghẽn mạch máu và khó thở, đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư phổi xuống gấp bội. Ảnh minh họa: Internet

Đối với riêng bệnh nhân hen suyễn, tỏi sẽ hỗ trợ cơ thể phá bỏ các gốc tự do gây lão hóa và cải thiện bệnh trông thấy. Bạn có thể ăn tỏi sống hay chín tùy ý, nhưng tốt nhất vẫn là giã nhỏ ra rồi để sau 10 phút mới ăn.

Những cách khác giúp bạn giữ gìn và cải thiện chức năng của phổi

Với những người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, việc tập thở đúng cách sẽ giúp quá trình phục hồi chức năng phổi diễn ra nhanh hơn.Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế còn khuyên bạn nên thực hiện những phương pháp sau để cải thiện hoặc phục hồi chức năng phổi, bao gồm:

– Ngừng hút thuốc lá hoặc tránh hít phải khói thuốc.
– Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
– Tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh liên quan đến hệ hô hấp như vaccine cúm, vaccine phòng ngừa bệnh viêm phổi…
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
– Cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng các công cụ lọc không khí trong không gian sống của bạn.
– Hạn chế sự xuất hiện của các chất gây ô nhiễm không khí như bụi bẩn, nấm mốc…

Tất cả những cách làm trên cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng phòng ngừa những căn bệnh xảy ra ở phổi hoặc đường hô hấp. Điều này cũng sẽ phát huy hiệu quả cải thiện hoặc duy trì chức năng phổi tốt hơn so với việc cố gắng điều chỉnh sau khi mắc bệnh.