Phụ Nữ Sức Khỏe

Vì sao gừng ‘sáng là nhân sâm, chiều là thạch tín’, những lưu ý quan trọng khi dùng trong mùa lạnh nhất định phải biết

Dùng gừng đúng cách sẽ rất tốt, nhưng sai cách sẽ rất tiếc vì độc tố có thể ngấm vào người bất cứ lúc nào vì vậy cần lưu ý những quan trọng khi sử dụng loại củ này.

Gừng là loại củ gia vị nổi tiếng cả về hương, vị lẫn dược tính, Trung y còn gọi gừng là “hoàn hồn thảo” có thể trị bá bệnh.

Có lẽ chưa ai đếm cặn kẽ xem có đúng gừng trị được cả trăm loại bệnh hay không, nhưng chúng ta - dù là người sử dụng hay chuyên gia, bác sĩ, Trung y lẫn Tây y đều công nhận gừng có thể:

- Cải thiện các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng nhờ khả năng làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch dạ dày, tăng hấp thụ...

- Tăng tuần hoàn máu, có tác dụng làm ấm cơ thể nên được dùng kết hợp để điều trị khi cơ thể nhiễm lạnh, cảm lạnh;

- Chống viêm, giảm đau nhức;

- Giảm sự phát sinh sỏi mật;

- Giàu chất chống oxy hóa, có khả năng khống chế tế bào ung thư;

- Giảm cảm giác nôn nao, chóng mặt dù là do vấn đề tiêu hóa, say tàu xe, do nghén khi mang thai hoặc tác dụng phụ gây ra cho các bệnh nhân ung thư đang được điều trị.

Gừng là loại củ gia vị nổi tiếng cả về hương, vị lẫn dược tính. Ảnh minh họa: Internet

Cách dùng tốt nhất là dùng trực tiếp gừng tươi rửa thật sạch, để cả vỏ rồi thái lát mỏng, ngậm lấy nước hoặc nhai nuốt cả bã; cũng có thể đập dập gừng hãm với trà để uống, ngâm gừng thái lát với giấm hoặc giã gừng đắp lên da, tùy trường hợp.

Tuy nhiên, gừng thực tế không phải lúc nào cũng tốt, thậm chí có câu nói có lẽ bạn đã từng nghe qua, dù chưa hiểu lắm: “ăn gừng buổi sáng bổ như sâm, buổi tối độc như thạch tín”, người Trung Quốc còn có câu “đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng”. Thực tế, các chuyên gia khuyến khích ăn gừng vào buổi sáng và trưa, hạn chế tối đa ăn gừng vào buổi tối.

Lý do được giải thích theo thuyết cân bằng âm dương của người Á Đông. Theo đó, gừng với tính ấm nóng có thể làm tăng tính dương trong cơ thể, là việc cần thiết vào buổi sáng, ban ngày.

Còn buổi chiều tối là lúc cần tính âm vượt trội hơn để cả cơ thể lẫn trí não dịu lại, thư giãn và đi vào giấc ngủ; việc dùng gừng khi này gây cản trở việc đó, ngăn cơ thể thư giãn và tự phục hồi, thậm chí gây rối loạn cân bằng âm dương và hại cơ thể, hại tim, hại phổi.

Ngoài ra, khi dùng gừng cần lưu ý những điều sau đây

Không dùng khi bị say nắng, sốt cao

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người phong hàn, cảm mạo, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... nhưng được chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng. Đặc biệt, với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Không dùng khi bị bệnh về gan, mật, viêm loét dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu ăn vào sẽ tăng nồng độ acid. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, nên khi mắc các chứng bệnh về gan nên hạn chế. Cùng với đó, tính cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

Không dùng khi bị tăng huyết áp

Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến... Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Nhưng trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

An Chi (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loại rau ‘quê mùa’ thường bị bỏ đi nhưng lại rất tốt và bổ gấp 5-10 lần củ khoai lang,...

Một loại rau quê dân dã nhưng chưa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, và có nhiều...

Đây là 3 loại trái cây rẻ tiền, nhiều dinh dưỡng, tốt cho máu, làm đẹp da lại giảm béo...

Là phụ nữ ai cũng muốn có một làn da mịn màng, săn chắc và trắng sáng. Bên cạnh việc...

7 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn thường xuyên, lý do chuyên gia đưa ra...

Tuy những thực phẩm dưới đây đều tốt cho sức khỏe nhưng với 7 loại thực phẩm sau không nên...

3 loại quả không ngọt nhưng khiến đường trong máu tăng ‘vùn vụt’, 4 loại chất béo cao hơn, tăng...

Lượng đường trong trái cây có phần lành tính, tuy nhiên nếu hàm lượng cao cũng ảnh hưởng rất nhiều...

5 thực phẩm là ‘khắc tinh’ của thịt lợn, bác sĩ khuyến cáo không được kết hợp cùng nhau kẻo...

Nếu tách chúng ra những bữa ăn khác nhau thì các thực phẩm này cực kỳ tốt cho sức khỏe...

Bác sĩ chỉ mặt 5 thực phẩm chứa đầy chất bẩn trong nhà hàng, nhân viên thà ‘chết đói’ không...

Có những thực phẩm trong nhà hàng không chỉ bẩn mà còn cực kỳ độc, tuy nhiên đó lại chính...

7 thực phẩm ‘đại kỵ’ với thịt lợn được khuyến cáo không kết hợp cùng nhau, ngộ độc như chơi

Thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

11 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

11 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

11 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 10 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 10 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 2 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình