36 tuổi mới lần đầu "yêu", người phụ nữ có biểu hiện lạ này khiến bạn trai đòi chia tay để thử tìm người mới
36 tuổi mới có mối tình đầu
Chị Nguyễn Hoàng Kim Loan (36 tuổi, TP.HCM) cho biết, chị vừa bị bạn trai đòi chia tay mà nguyên nhân do anh không thể "thâm nhập" được vào vùng cấm địa của chị dù đã tìm đủ mọi cách. "Chúng tôi ở xa nhau, mỗi lần gặp gỡ đều muốn vượt quá giới hạn nhưng không thể. Sau những màn dạo đầu nồng nhiệt, đến lúc cần thiết nhất thì “cô bé” của tôi lại không hợp tác”, chị Loan chia sẻ.
Ỡ tuổi 36, chị Kim Loan mới chấp nhận lời yêu. Ảnh minh họa.
Chị Loan kể, bạn trai kém chị 2 tuổi, cả hai quen qua mạng xã hội và anh là mối tình đầu của chị. Sau 4 tháng yêu xa, anh đến TP.HCM công tác và gặp chị.
4 lần đầu gặp nhau, họ cùng trải qua những phút dạo đầu nồng cháy, nhưng đến lúc anh chạm vào "vùng nhạy cảm" của chị thì cả hai phải dùng lại vì cơ thể chị co rúm lại. Chị nói do mình vừa sợ đau vừa cảm thấy xấu hổ vì chưa có kinh nghiệm tình trường. Hiểu được tình trạng bạn gái, người yêu chị cũng không cố "làm tới".
Lần thứ 5 gặp gỡ là khi cả 2 đã có gần 2 năm yêu xa. Trước cuộc gặp này, anh đã chia sẻ thẳng thắn với chị mong muốn được "hòa nhập làm một", cũng như gửi cho chị một số bài viết hướng dẫn các cách để hai người có thể gần gũi. Vì thương và yêu anh, chị cũng tìm hiểu kỹ, mong ngày gặp anh sẽ có cuộc yêu trọn vẹn.
Tuy nhiên, lần thứ 5 của anh chị cũng không thành công nên khi vừa về nước, anh nhắn cho chị nói về việc sẽ dừng mối quan hệ này. Theo anh, hai người chỉ yêu “chay” thì sau này thành vợ chồng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Anh muốn dừng lại để tìm hiểu người khác, nếu với người này không hạnh phúc sẽ nối lại tình cảm với chị.
Chấp nhận chia tay anh nhưng chị thấy hụt hững, đau khổ và cảm giác mình như một "kẻ lấp chỗ trống" trong kế hoạch của anh.
Sau khi chia sẻ chuyện buồn của mình lên một nhóm kín trên mạng xã hội, chị Kim Loan được nhiều thành viên khác trong nhóm khuyên nên đi gặp bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và điều trị sớm. Tại phòng khám sản phụ khoa tư nhân, chị Kim Loan được chẩn đoán bị co thắt âm đạo do yếu tố tâm lý.
Để khắc phục, chị cần học cách thả lỏng bản thân, có tâm lý thoải mái, ăn uống các thực phẩm giúp bổ sung nội tiết tố và tập các bài tập về cơ xương sàn chậu.
Căn bệnh không biết tỏ cùng ai của các chị em
Theo Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, co thắt âm đạo là phản ứng tự động của cơ thể đối với nỗi sợ hãi của một số hoặc tất cả các loại thâm nhập. Biểu hiện của tình trạng này là người mắc không thể kiểm soát khả năng co - giãn cơ vùng chậu, mà phản xạ co thắt xuất hiện ngoài ý muốn như rất sợ hãi, lo lắng quá mức, hay giật lùi người, ưỡn lưng...
Co thắt âm đạo là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người phụ nữ. Ảnh minh họa.
Từng gặp và điều trị cho một phụ nữ hơn 6 năm kết hôn vẫn không thể “yêu” chồng, Ths.BS về y học giới tính Phạm Minh Ngọc cho rằng, co thắt âm đạo là một rối loạn tình dục hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý, yếu tố nội tiết, chấn thương và do phẫu thuật.
Để điều trị hiệu quả bệnh này, theo bác sĩ Ngọc, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó mới đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
TS.BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng từng gặp trường hợp 7 năm không thể “yêu” vì mắc căn bệnh trên do yếu tố tâm lý. Bác sĩ Thành cho biết, nguyên nhân khiến các chị em gặp phải tình trạng này còn do viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…
Liên quan tới yếu tố tâm lý thường là do chị em sợ đau rát, chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc yêu và có cảm giác ngại ngùng khi mới gần gũi bạn trai hoặc chồng. Cũng có trường hợp các chị em lo sợ mình mang thai ngoài ý muốn, hay quá khao khát có thai cũng có thể mắc.
Bác sĩ Thành cho rằng, căn bệnh co thắt âm đạo ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, mối quan hệ tình cảm, hạnh phúc gia đình của phụ nữ. Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm nhiễm, ung thư… Vì vậy, bác sĩ Thành khuyên, khi thấy mình gặp các trục trặc về chuyện giường chiếu, chị em cần đi khám chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị sớm, đừng nên để tâm lý e ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của mình.
* Tên nhân vật trong bài đã thay đổi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.